Xem phim, tôi nhận ra: Muốn con tự tin, cha mẹ đừng nói 'con phải...', mà hãy nói "câu thần chú" này
Muốn con tự tin, cha mẹ đừng áp đặt quá nhiều kỳ vọng, hãy để con tự do phát triển theo cách riêng.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tại cuộc phỏng vấn, ông Đinh Công Sơn- Giám đốc Ban Duy tu các công trình nông nghiệp và PTNT (trực thuộc Sở NNPTNT TP Hà Nội) cho biết: Dự án chậm tiến độ là do có rất nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, trong đó có nguyên nhân do vướng mắc do giải phóng mặt bằng (GPMB).
Ông Đinh Công Sơn- Giám đốc Ban Duy tu các công trình nông nghiệp và PTNT (trực thuộc Sở NNPTNT TP Hà Nội)
Ông có thể cho biết, vì sao một dự án lớn như dự án tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích, lẽ ra theo mục tiêu thiết kế phải hoàn thành vào năm 2015, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành (tức chậm tiến độ 6 năm)?
- Dự án cải tạo sông Tích bắt đầu được hình thành ý tưởng từ năm 1997 do Bộ NNPTNT đề xuất. Sau đó Bộ chuyển về cho tỉnh Hà Tây cũ nghiên cứu từ năm 2007, tuy nhiên không có vốn nên dự án đã dừng lại. Sau khi hợp nhất Hà Tây vào Hà Nội, đến năm 2009, thành phố đã cho khởi động lại dự án này.
Dự án được chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 là chính với khối lượng đào bới lòng sông xấp xỉ 12km và làm cống dẫn nước từ sông Đà tiếp nước vào sông Tích, tổng diện tích mặt bằng cần thu hồi là 310ha. Trong giai đoạn từ 2013-2016 ,2017 đã cơ bản GPMB được hơn 200ha và đã đào được phần kênh mới, còn vướng mắc ở xã Cẩm Lĩnh (Ba Vì) do địa phương để người dân xây dựng trên các công trình thủy lợi nhiều quá, rồi đất đai không có sổ sách quản lý, dẫn đến công tác GPMB bị tắc.
Thành phố cũng rất nhiều lần họp với huyện Ba Vì yêu cầu đẩy nhanh tiến độ GPMB, vì đây là dự án trọng điểm của TP và cũng đã cho thanh tra vào cuộc để xem vì sao dự án chậm tiến độ như thế và đã có một số sai phạm của cán bộ ở địa phương đã được Công an huyện Ba Vì đã xử lý.
Cơ bản phần trên từ xã Sơn Đà đã thi công xong, còn lại là phần nạo vét phía dưới, nhưng hiện mặt bằng chỉ được bàn giao lỗ chỗ. không có đường vào để thi công, nên từ 2017 đến giờ rất vướng và không thi công được.
2.800 tỷ đồng đã được đầu tư vào dự án sông Tích nhưng đến nay vẫn ngổn ngang, không đạt mục tiêu và chưa rõ ngày hoàn thành.
Mục tiêu của dự án là tiếp nước, tức phục vụ nước tưới cho nông nghiệp. Song theo Tổng cục Thủy lợi, hiện cống Lương Phú là điểm nóng về lấy nước đổ ải vụ xuân hàng năm, dẫn đến nhiều diện tích lúc cần thì hạn không có nước, lúc lại bị ngập lụt?
- Trong quá trình triển khai dự án, đã nảy sinh một số bất cập, nên Ban Duy tu chúng tôi cùng với huyện, xã phải đặt các trạm bơm dã chiến để thứ nhất phục vụ tiêu và thứ hai đảm bảo tưới. Trong quá trình triển khai thi công từ 2013 đến giờ, chúng tôi đều lắp đặt các trạm bơm dã chiến để phục vụ công tác tiêu úng và tưới nước.
Tất cả các công trình trên đó, chúng tôi đều rà soát và phối hợp với chính quyền địa phương và Công ty thủy lợi Sông Tích rất kỹ để đảm bảo tưới- tiêu cho bà con nông dân. Đây cũng là trách nhiệm trong dự án của chúng tôi.
Một hạng mục thi công quan trọng là gói thầu 12a về thi công cống đầu mối Lương Phú nhưng đến giờ vẫn chưa làm để lấy nước từ sông Đà vào?
- Hiện toàn bộ công trình chính, đã cơ bản hoàn thành và bây giờ chỉ còn 150m kênh phía thượng lưu sông Đà, song do trong sông chưa làm được hết, chưa đảm bảo hệ thống phòng chống lũ, nếu lấy nước vào sẽ không đảm bảo thi công phần nạo vét được.
Do đó, về cơ bản nếu cần lấy nước tưới, chúng tôi sẽ sử dụng các trạm bơm dã chiến để bơm vào ruộng cho bà con. Đây là hạng mục cuối cùng, bao giờ nạo vét xong toàn bộ 27km lòng sông đến Sơn Tây, chúng tôi sẽ cho thi công hạng mục mở cửa cống đầu mối Lương Phú.
Theo ghi nhận của PV Dân Việt, hiện có rất nhiều hạng mục công trình của dự án thi công dở dang và đang bị bỏ hoang, xuống cấp. Ban Duy tu có nắm được?
- Thực ra, chúng tôi cho thi công đồng bộ. Nhưng về phần các công trình bị bỏ hoang, xuống cấp như Báo Dân Việt phản ánh, chúng tôi cũng phải nhận khuyết điểm là phần giám sát, đôn đốc đơn vị thi công có các phương án bảo vệ chưa sát. Về nguyên tắc, chúng tôi đã giao mặt bằng cho đơn vị thi công là Công ty CP tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh, thì đơn vị thi công phải có trách nhiệm rào chắn, bảo vệ công trình.
Thời gian vừa rồi, do Bình Minh đưa toàn bộ hệ thống máy móc, công nhân về nên họ chỉ thuê hai bảo vệ tại đó. Sau khi có thông tin của Báo điện tử Dân Việt, chúng tôi đã đôn đốc Bình Minh tổ chức rào chắn, bảo vệ công trình, bởi khi công trình chưa bàn giao, thì trách nhiệm vẫn thuộc về đơn vị thi công.
Tại phần mái sông, suốt dọc từ các xã Sơn Đà, Cẩm Lĩnh tới Vật Lại của huyện Ba Vì, hiện người dân tự ý vào trồng cỏ trong đó, ông đã nắm được?
- Về thiết kế, các ô bê tông chống sạt trượt đó được trồng cỏ.
Nhưng cũng phải có chủng loại cỏ theo thiết kế để đảm bảo chất lượng công trình?
- Là cỏ mái đê bình thường thôi, nhưng do bà con thấy có đất trống thì cứ ra trồng cỏ để nuôi bò. Lần trước, chúng tôi đã nhắc nhở công ty Bình Minh chỗ anh Hệ (ông Phùng Văn Hệ- Tổng Giám đốc Công ty Bình Minh) phải lưu ý chỗ đó, chúng tôi cũng có nhiều văn bản xuống xã để xã nhắc nhở bà con không vào đó. Còn khi đi vào bàn giao sử dụng, thì các đoạn đó phải hoàn thiện hết. Còn bây giờ vẫn được coi là đang trong quá trình thi công.
Nhà điều hành cống Thuần Mỹ, huyện Ba Vì bị bỏ hoang.
Với một dự án lớn như sông Tích, riêng phần thi công đã có mức vốn đầu tư 2.400 tỷ đồng, năng lực của đơn vị thi công là Công ty Bình Minh ra sao?
- Về năng lực tài chính, thi công thì Bình Minh đã thi công nhiều công trình thủy lợi rồi.
Theo Quyết định 4927 ngày 6/10/2010 của UBND TP Hà Nôi có nêu rõ trong phần lựa chọn nhà thầu là, phải thực hiện theo các quy định của pháp luật, cụ thể là Luật Đấu thầu 2005, cũng các văn bản pháp quy khác. Dự án cũng có nguồn vốn thi công tới 2.400 tỉ đồng, tại sao lại chỉ định thầu?
- Tại sao lại chỉ định thầu?, bởi vì Bình Minh đã ứng vốn để thi công trước. Tức nhà nước bố trí được bao nhiêu, thì họ thi công bấy nhiêu. Lúc đó, Chính phủ cũng có văn bản đồng ý cho chỉ định thầu đối với dự án này để kịp thời phục vụ công tác phòng chống lụt bão. Sau đó, căn cứ vào năng lực tài chính, năng lực thi công, chủ đầu tư đã tiến hành chỉ định thầu.
Cũng phải nói thêm, lúc đó chưa bố trí được vốn, cả giai đoạn 2011-2015, thành phố chỉ bố trí nhỏ giọt. Đến giai đoạn 2015-2020, mới tập trung nguồn lực vào dự án.
Cho đến nay, khối lượng thi công đã đạt được bao nhiêu, được biết, Công ty Bình Minh đã được giải ngân hơn 1.600 tỷ đồng trong quá trình thi công?
- Trên thực tế khối lượng thi công giờ nhiều hơn 1.600 tỷ đồng, ước đạt khoảng 2.000 tỉ đồng. Song do một số công trình đã thi công rồi nhưng chưa hoàn thiện nên chưa thể nghiệm thu được.
Ngoài 1.600 tỉ đồng đã giải ngân cho Công ty Bình Minh, đến nay đã có bao nhiêu tiền được đưa vào dự án này?
- Riêng GPMB đã giải ngân 1.100 tỉ đồng, cộng với thi công và các chi phí khác là 2.800 tỉ đồng trên tổng mức đầu tư của giai đoạn 1 là hơn 4.200 tỉ đồng.
Nhà thầu thi công chính của dự án là Công ty Bình Minh hiện đang có nhiều dự án khác cũng bị vi phạm, chậm tiến độ, Ban Duy tu có nắm được?
- Đây là dự án đầu tư bằng ngân sách nhà nước nên khác với các dự án mà Bình Minh đầu tư, sử dụng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp. Về mặt thi công, khối lượng không còn nhiều, họ cũng chỉ ứng vốn giai đoạn đầu, vốn cho dự án, thành phố đã đưa vào trung hạn, nên vẫn đảm bảo được.
Trong trường hợp mình cấp vốn tiếp mà Bình Minh không đủ năng lực thi công, thì sẽ xử lý thế nào?
- Bây giờ không có chuyện cấp vốn trước, mà thi công đến đâu sẽ nghiệm thu, thanh toán đến đó.
Nhưng trong trường hợp nhà thầu khó khăn quá, kể cả bàn giao mặt bằng rồi nhưng vẫn không thi công được thì sao?
- Cái đó, chúng tôi sẽ phải báo cáo thành phố cho thay nhà thầu thôi, đó là đương nhiên. Nếu bàn giao mặt bằng rồi, mà nhà thầu vẫn không đảm bảo tiến độ, thì buộc phải thay, lúc đó sẽ chốt lại khối lượng, chứ không thể kéo dài được hơn. Bây giờ, họ vẫn còn lý do khách quan là vướng mặt bằng.
Ngoài Bình Minh, còn nhà thầu nào khác thi công dự án này?
- Bình Minh thi công là chính, ngoài ra còn có các đơn vị thi công lắp đặt trạm biến áp và phần cơ khí.
Một dự án kéo dài quá nhiều năm như vậy và theo kế hoạch nếu có mặt bằng, phải đến 31/12/2022 mới hoàn thành. Vậy có điều chỉnh mục tiêu của dự án?
- Mục tiêu chính vẫn là cấp nước tưới cho nông nghiệp thôi, chứ không có điều chỉnh gì. Trên tinh thần chỉ đạo của Thành ủy, UBNTD TP, các mục tiêu cơ bản của dự án vẫn phải giữ lại nhưng không làm tăng tổng mức đầu tư, mà chỉ điều chỉnh lại một số hạng mục của giai đoạn 2. Còn về giá trị thay đổi chủ yếu là về chính sách GPMB và đơn giá thi công.
Nếu GPMB được, chúng tôi đặt mục tiêu đến 2022 sẽ hoàn thành. Thực tế khối lượng không nhiều. Chỉ còn phần nạo vét và đặt cống đầu mối.
Rất nhiều công trình vẫn đang thi công dở dang, chưa biết khi nào mới hoàn thành.
Sau thông tin phản ánh của Báo điện tử Dân Việt, Ban Duy tu đã có động thái gì để tháo gỡ những vướng mắc, tồn tại của dự án này?
- Về thông tin Báo điện tử Dân Việt đã đăng tải, chúng tôi đã tiếp nhận thông tin và sẽ chấn chỉnh, phối hợp với địa phương, báo cáo thành phố để tập trung giải phóng mặt bằng. Chúng tôi cũng rất cảm ơn Báo đã có thông tin phản ánh kịp thời để chúng tôi điều chỉnh, trong quá trình triển khai có những sơ suất có cả lý do chủ quan và khách quan. Chúng tôi sẽ sớm chấn chỉnh, đôn đốc.
Một số xã hiện vẫn đang phản ánh, họ đã nhiều lần có công văn đề nghị Sở NNPNT, Ban Duy tu tiến hành bồi thường phần diện tích lúa bị thiệt hại do dự án thi công gây ngập lụt. Vì sao, đến nay việc bồi thường vẫn chưa được thực hiện?
- Phần ngập úng là do các xã khi làm nông thôn mới đã chặn hết kênh tiêu nước, sau đó chúng tôi đã cho khơi thông nước từ nội đồng. Về phần bồi thường, chúng tôi đã đi từng thửa ruộng để ký xác nhận diện tích bị thiệt hại, nhưng đến khi có văn bản của xã lên thì lại ra một diện tích khác. Chúng tôi đã mời xã lên làm việc nhưng xã không lên. Bây giờ phải xác định đúng, diện tích nào bị thiệt hại do tác động của dự án sẽ bồi thường, chứ không phải thiệt hại một đằng, lại thống kê một nẻo.
Được biết, mới đây UBND TP Hà Nội đã có cuộc họp do Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền đã để nghe báo cáo và đề xuất nhằm triển khai thi công dự án này. Đến nay, TP đã có chỉ đạo gì chưa?
- Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền đã họp và nghe báo cáo về dự án. Sau đó, UBND TP có ra văn bản yêu cầu Sở NNPTNT Hà Nội rà soát lại toàn bộ dự án và phối hợp với huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây để từ nay đến 30/6/2021, phải bàn giao được mặt bằng thi công. Bây giờ chỉ tập trung vào thi công giai đoạn 1.
Gần 7.000 tỉ đồng cho dự án tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích
Ngày 6/10/2010, UBND TP Hà Nội ban hành quyết định 4927/QĐ- UBND về việc phê duyệt dự án "Tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích" từ Lương Phú xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, TP Hà Nội (gọi tắt là dự án cải tạo sông Tích) với số vốn hơn 6.914 tỉ đồng từ nguồn ngân sách trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ, ngân sách TP, nguồn vốn ODA…, với thời gian thực hiện từ năm 2010- 2015.
Dự án được chia làm 2 giai đoạn và 3 đoạn thi công, trong đó Công ty CP tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh được chỉ định thầu thi công đoạn 1 của giai đoạn 1 với tổng vốn đầu tư 2.400 tỉ đồng, cho đến nay đơn vị này đã được chủ đầu tư giải ngân hơn 1.600 tỉ đồng.
Dự án được giao cho Sở NNPTNT Hà Nội và UBND Thị xã Sơn Tây làm chủ đầu tư. Theo đó, Sở NNPTNT Hà Nội sẽ làm chủ đầu tư đoạn 1, giai đoạn I và cả giai đoạn 2; còn lại đoạn 2 giai đoạn I gồm toàn bộ các công việc, hạng mục công trình của dự án thuộc đoạn tuyến sông Tích qua địa bàn thị xã Sơn Tây, đoạn từ cầu Trắng xã Đường Lâm đến cầu Ó dài 13,50km được giao cho UBND Thị xã Sơn Tây làm chủ đầu tư với quy trình quản lý như một dự án độc lập. Đoạn này được bố trí hơn 1.670 tỉ đồng.
Do không đạt tiến độ đề ra ban đầu, ngày 4/3/3016, UBND TP Hà Nội đã có Quyết định số 1054/QĐ-UBND để gia hạn thi công dự án. Theo đó, giai đoạn I của dự án Tiếp nước cải tạo, khôi phục sông Tích từ Lương Phú, xã Thuần Mỹ (huyện Ba Vì) dự kiến hoàn thành trong năm 2020. Tuy nhiên, cho đến nay, dự án này vẫn chưa rõ ngày hoàn thành, hàng nghìn tỉ đồng của nhà nước đã đổ vào dự án này đang bị lãng phí, gây bức xúc cho nhân dân.
Trước khi sáp nhập với tỉnh Thái Bình, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên yêu cầu phải xử lý dứt điểm các “điểm nóng” về ô nhiễm môi trường tại 4 làng nghề trước 30/9/2025.
Muốn con tự tin, cha mẹ đừng áp đặt quá nhiều kỳ vọng, hãy để con tự do phát triển theo cách riêng.
Chuyến bay VN37 của Vietnam Airlines khởi hành từ Hà Nội đến Frankfurt (Đức)vào đêm ngày 5/5/2025, đã phải chuyển hướng hạ cánh lúc 10h32 phút ngày 6/5/2025 (giờ Việt Nam) tại sân bay Erzurum (Thổ Nhĩ Kỳ) để hỗ trợ một hành khách gặp vấn đề sức khỏe.
Ba Thanh là quả phụ thời nhà Tần nổi danh trong lịch sử Trung Quốc được Tần Thủy Hoàng phong là Trinh phụ. Không chỉ cả đời thủ tiết vì chồng, Ba Thanh còn được coi là nữ thương nhân giàu có bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Người sinh vào 3 tháng Âm lịch này thường sinh ra giàu có và thịnh vượng. Họ sẽ gặp may mắn ở tuổi trung niên và sẽ thành công.
Công an tỉnh Kiên Giang sẽ kiểm tra, rà soát lại hồ sơ vụ việc liên quan vụ tai nạn giao thông cách đây 8 năm ở Phú Quốc. Đây là vụ việc mà Dân Việt đã có tin, bài phản ánh về những bất thường xung quanh.
Hồng Nhung lên tiếng khi xuất hiện thông tin cô viết di chúc sau mắc căn bệnh ung thư vú.
"Tôi mong chờ gặp những người bạn mới và nỗ lực hết mình tại cuộc thi Miss World 2025”, Hoa hậu Ý Nhi chia sẻ với Dân Việt khi chính thức lên đường đến Ấn Độ tham gia cuộc thi này.
Hàng loạt đợt tấn công bằng UAV của Ukraine vào thủ đô Moscow khiến các sân bay phải đóng cửa dường như nhằm làm mất uy tín của giới lãnh đạo Nga đúng vào thời điểm nước này chuẩn bị tổ chức lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm chiến thắng phát xít Đức.
Leo Åland, một thanh niên 20 tuổi người Phần Lan, con trai một chính trị gia nước này đã thiệt mạng tại Ukraine chỉ sau hơn 4 tháng tình nguyện tham chiến chống lại quân đội Nga, theo Euromaidanpress.
Hoa đăng sáng lung linh trên mặt hồ công viên Láng Le (Bình Chánh) tối 6/5 trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025.
Joseph Mpande là tiền đạo ngoại binh hiện đang khoác áo CLB Thép xanh Nam Định. Chân sút 31 tuổi đã có 6 năm thi đấu tại V.League, tức là đủ điều kiện để xin quốc tịch Việt Nam.
Tổng Tư lệnh Các lực lượng vũ trang Ukraine, tướng Oleksandr Syrskyi, ngày 6/5 cho biết Ukraine đã ổn định tình hình ở mặt trận Pokrovsk thuộc tỉnh Donetsk, đồng thời giành được thế chủ động chiến thuật tại một số khu vực.
Ông Nguyễn Thái Học được Bộ Chính trị chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đảng ủy và giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025.
Sáng nay (ngày 6/5), không khí tại huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai) thật ấm áp và nghĩa tình. Hàng trăm cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, hội viên, đoàn viên... cùng nhau hội tụ tại Ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 1 /2025 với một tâm nguyện chung, đó là cho đi "giọt hồng" quý giá để cứu người.
Chiều 6/5, TP Hà Nội tổ chức gặp mặt các không gian văn hóa sáng tạo, kêu gọi các nhóm và tổ chức đăng ký trở thành thành viên Mạng lưới không gian văn hóa sáng tạo Hà Nội, đồng thời giới thiệu về hoạt động của Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm là dấu mốc lịch sử mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hữu nghị-hợp tác giữa Việt Nam và Kazakhstan, với việc hai bên nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược.
Trước vấn nạn cò mồi, chèo kéo khách, ăn xin, bảo kê… tại các điểm du lịch, nhà hàng trên địa bàn, Chủ tịch UBND TP.Huế yêu cầu xử lý nghiêm.
Châu Ngọc Quang trở thành 'tội đồ' của HAGL?; Nguyễn Hoàng Nam Mi tập luyện cùng ĐT nữ Việt Nam; Arsenal sẵn sàng “chi đậm” mua Kudus; các CLB Thai League phản đối việc hoãn giải; Anthony Joshua muốn đầu tư tiền vào Watford.
Ẩn mình bên dòng Vàm Cỏ hiền hòa, Xóm Nhà Giàu ở Thanh Phú Long (Long An) như một viên ngọc cổ giữa miền Tây trù phú. Những ngôi nhà trăm tuổi, vườn thanh long bạt ngàn và nếp sống nghĩa tình khiến nơi đây trở thành điểm đến lý tưởng cho hành trình khám phá văn hóa, lịch sử vùng đất Nam Bộ.
Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng vừa có quyết định hủy bỏ, không thực hiện 27 cuộc thanh tra và điều chỉnh giảm một đối tượng thanh tra trong năm 2025.
Liên quan tới việc cảnh sát Đài Loan phát hiện thi thể 4 công dân Việt Nam trong một căn hộ tại thành phố Đào Viên, nghi do ngộ độc khí carbon monoxide. Trong số các nạn nhân xấu số có nữ sinh Phan Thị Trà M. (quê xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), vừa mới sang Đài Loan học ngành Dược được hai tháng.
Chỉ trích chính sách của ông Trump đối với Nga, Cựu Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cáo buộc rằng Tổng thống Vladimir Putin không hề tìm kiếm hòa bình, mà đang theo đuổi "mục tiêu chiếm trọn lãnh thổ Ukraine", theo UNN.
Món quà của Lưu Dung đã chiến thắng tất cả những lễ vật trân quý của các đại thần khác và khiến Càn Long vô cùng hài lòng.
Nhờ tính cách tốt, 4 con giáp lọt vào "mắt xanh" của quý nhân, nhận sự trợ giúp quý giá, con đường kiếm tiền trở nên dễ dàng hơn.
Công an phường Hưng Lợi (quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đã mời người đàn ông chặn đầu xe ô tô, bẻ cần gạt nước và liên tục chửi bới gây xôn xao dư luận đến làm việc. Người đàn ông cho biết, hành vi của mình bộc phát trong lúc nóng giận.
Hôm 4/5 vừa qua, HLV Mai Đức Chung đã công bố danh sách triệu tập ĐT nữ Việt Nam nhằm chuẩn bị cho các nhiệm vụ quốc tế quan trọng của năm 2025. Danh sách gồm 25 gương mặt và không có cái tên Việt kiều này. Thế nhưng chiều 6/5, một cầu thủ Việt kiều bất ngờ xuất hiện trong buổi tập của ĐT nữ Việt Nam.
Thời gian qua, nhiều nhà nông ở Cà Mau đã mạnh dạn tham gia vào các Tổ hợp tác (THT), Hợp tác xã (HTX)… để tiếp cận và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt đem lại hiệu quả kinh tế thấy rõ; trong khi sản phẩm làm ra được thu mua với giá cao, còn chất lượng sản phẩm thì không ngừng được nâng lên.
Lãnh đạo Ban Quản lý vịnh Nha Trang cho biết, cơ quan chức năng sẽ có quyết định xử phạt chủ nhà hàng H.Đ ở phường Vĩnh Nguyên, Nha trang bị du khách tố "chặt chém".
Trước khi sáp nhập tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, TP Hải Phòng có Nghệ sĩ Nhân dân nổi tiếng được cả nước biết tên. Ông từng giữ các chức vụ như Giám đốc, Phó Cục trưởng, Phó chủ tịch.
Một thầy giáo sáng nào cũng đứng trước cổng trường để chào đón học sinh khiến phụ huynh lập tức lấy điện thoại ra quay lại khoảnh khắc gần gũi, cảm mến này. Đó chính là thầy Vũ Văn Bền, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Nhân Tông, TP. Nam Định, tỉnh Nam Định.