Đà phục hồi kinh tế sẽ hỗ trợ GDP Việt Nam năm 2024
Nguyễn Tường
12/11/2023 11:36 AM (GMT+7)
Nhiều tổ chức thế giới mới đưa ra dự báo lạc quan cho GDP Việt Nam năm 2024 với mức tăng trưởng kỳ vọng từ 6% trở lên nhờ kinh tế đang hồi phục. Riêng Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền tệ Quốc tế tỏ ra thận trọng hơn với dự báo dưới 6%.
Dù các dự báo mới này đưa ra những mức tăng trưởng khác nhau nhưng đều nhấn mạnh về đà phục hồi đã thấy rõ hơn trong quý 3 và ví von đó là chồi xanh cho cây tăng trưởng trong năm tới.
GDP Việt Nam năm 2024 được dự báo cao hơn kết quả năm 2023 nhờ đà phục hồi kinh tế.
Lạc quan nhất là ngân hàng toàn cầu Standard Chartered vì họ dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 ở mức 6,7%.
"Các tín hiệu phục hồi trong nước vẫn tiếp tục và có khả năng tăng mạnh hơn nữa nhờ doanh số bán lẻ tăng mạnh. Lĩnh vực xây dựng, lưu trú duy trì mức tăng trưởng mạnh mẽ từ đầu năm đến nay, trong khi đó sản xuất đã bắt đầu mở rộng. Các yếu tố triển vọng bên ngoài đang được cải thiện với thặng dư tài khoản vãng lai tăng lên 3,5% của GDP vào năm 2024 từ mức 2,0% vào năm 2023," Standard Chartered cho biết cuối tháng 10.
Thấp hơn một ít so với Standard Chartered, cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch Ratings trong dự báo ra ngày 10/11 cho rằng kinh tế Việt Nam trong 2 năm 2024 và 2025 sẽ tăng trưởng nhanh hơn so với năm nay. Fitch dự báo mức 6,3% cho năm tới và 7,0% vào năm 2025.
Các dự báo này cao hơn nhiều so với mức tăng 5% cho năm 2023 (dự báo) vừa được Chính phủ thông báo. Cùng với đó, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội 2024 vào ngày 9/11, với mức tăng 6-6,5% vào năm sau.
Như vậy, dự báo 2024 của Fitch nằm trong khoảng giữa của chỉ tiêu do Quốc hội đặt ra. Lý giải cho dự báo, Fitch Ratings cho rằng chính sách tài chính và tiền tệ trong nước của Việt nam đã hỗ trợ nhiều cho nền kinh tế. Fitch nhấn mạnh các yếu tố cơ bản trong trung hạn của nền kinh tế Việt Nam vẫn khả quan và đà tăng trưởng bền vững sẽ tạo ra mở ra triển vọng kinh doanh tích cực cho các ngân hàng.
Cũng như Fitch, mức dự báo mới nhất của ngân hàng toàn cầu HSBC cho kinh tế Việt Nam là tăng trưởng 6,3% vào năm 2024.
Ba tổ chức quốc tế khác chỉ dự báo ở mức 6% là Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng UOB của Singapore và Ngân hàng Maybank của Malaysia. Mức này cao hơn một ít so với dự báo 5,8% được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra cuối quý 3. Tuy nhiên, mức của IMF cao hơn tỷ lệ tăng 5,5% được Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo cũng trong tháng 10.
Như vậy, trong các dự báo nói trên, cao nhất là 6,7% từ Standard Chartered và 5,5% của WB là mức thấp nhất.
Ngành sản xuất công nghiệp tại Việt Nam đang trên đà phục hồi. Ảnh: Cổng thông tin Chính phủ.
Tại Việt Nam, tập đoàn đầu tư VinaCapital dự báo 6,5% cho năm 2024 (như mức cao nhất do Quốc hội đặt ra).
Ông Michael Kokalari, Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường của VinaCapital, giải thích lý do là xuất khẩu sẽ tăng trở lại; nhờ đó sẽ tạo ra phục hồi sản lượng ngành sản xuất của Việt Nam từ mức không tăng trưởng năm 2023 lên tăng trưởng 8-9% vào năm tới (so với mức tăng trưởng trung bình dài hạn 12% của ngành này trước COVID).
Sự lạc quan của VinaCapital về tăng tốc của GDP Việt Nam năm 2024 bắt nguồn từ việc phân tích nguyên nhân gây ra các vấn đề của ngành sản xuất năm 2023: do các nhà bán lẻ Mỹ và các công ty tiêu dùng khác đã tích lũy quá nhiều hàng hóa vào năm 2022, trong đó hàng tồn kho vào cuối năm 2022 tăng hơn 20%. Bởi vì các công ty này đã đặt hàng quá mức trong thời gian gián đoạn chuỗi cung ứng do COVID vào năm 2021 và kỳ vọng bùng nổ chi tiêu sau đại dịch đã không diễn ra như mong đợi.
Trái ngược với dự tính ban đầu, số lượng khách ra đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong kì nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay 2025, tăng hơn khoảng 5% so cùng kỳ năm trước.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trái ngược với dự tính ban đầu, số lượng khách ra đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong kì nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay 2025, tăng hơn khoảng 5% so cùng kỳ năm trước.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.