Tại sao Bùi Tiến Dũng khó trở lại ĐT Việt Nam?
Dù thi đấu ấn tượng tại SHB Đà Nẵng, thủ môn Bùi Tiến Dũng vẫn khó có suất trở lại ĐT Việt Nam dưới thời HLV Kim Sang-sik.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Với cư dân nghèo ở vựa lúa miền tây, mùa nước nổi đã trở nên thân thiết. Mỗi năm, hàng vạn cư dân nghèo miền sông nước cứ thấp thỏm, ngóng trông con nước nổi.
Bởi nước về mang theo những sản vật tự nhiên ban tặng cho vùng châu thổ Cửu Long, cho một bộ phận cư dân nghèo có thêm kế sinh nhai.
Trong vô vàn sản vật tự nhiên của mùa nước nổi, như: bông súng, bông điên điển, cá linh, cua, ốc, rắn… lươn đồng có giá trị kinh tế khá cao. Bởi thế, cư dân nghèo dọc miền sông nước đã nghĩ ra nhiều cách “săn” lươn trong mấy tháng đồng ngập nước...
Xúc ụ lươn được coi là “cần câu cơm” hữu hiệu của người nghèo biên giới.
Xúc ụ: Làm chơi ăn thiệt
Tờ mờ sáng, tôi theo xuồng của vợ chồng anh Lê Văn Sul thẳng tiến về cánh đồng nước nổi ven biên giới xã Bình Phú, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp, tiếp giáp với nước bạn Campuchia.
Hơn bốn năm làm nghề xúc ụ lươn trên các cánh đồng biên giới, anh Sul am tường từng chỗ ngập sâu, ngập cạn, nơi nào có những láng cỏ, bông súng mọc nhiều để đắp ụ xúc lươn.
Mỗi ngày, vợ chồng anh phải dậy từ bốn giờ sáng rồi dùng xuồng máy đuôi tôm vượt mấy khúc sông sâu, băng qua vài cánh đồng ngập nước, từ xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp lên cánh đồng biên giới Bình Phú này để mưu sinh.
Anh Sul nói, cái nghề xúc ụ lươn tuy hơi vất vả nhưng không phải tốn nhiều tiền bạc để đầu tư, mua sắm đồ nghề.
Chỉ cần có chiếc xuồng máy để di chuyển, mua vài thước lưới với cây tre uốn cong thành cái vợt là có thể hành nghề rồi. Bởi thế, nó được coi là “cần câu cơm” của người nghèo nơi biên giới Tây Nam này.
Anh Dương Văn Vũ có hơn 10 năm đặt trúm lươn trong mùa nước nổi.
Theo anh Sul, trên các cánh đồng nước cạn, chỉ cần một người là xúc được, vì có thể vừa lội nước, kéo xuồng theo, rồi luồn chiếc vợt qua đáy ụ cỏ để xúc. Còn cánh đồng này mực nước sâu hơn 3m nên anh phải đứng trên xuồng, dùng sức mạnh đôi tay luồn chiếc vợt qua đáy ụ cỏ. Sau đó dùng cây mỏ sảy để vớt cỏ ra ngoài.
“Công đoạn luồn vợt xúc cả ụ cỏ vào trong đòi hỏi phải có kinh nghiệm, thuần thục, nhanh chóng, tránh làm động lươn sẽ chui xuống nước chạy trốn. Con lươn có đặc tính nhút nhát nên việc chất ụ cũng đòi hỏi phải có kỹ thuật, làm sao cho chúng có cảm giác an toàn mới vào trú ngụ”, anh Sul chia sẻ.
Tôi quan sát trên cánh đồng biên giới mênh mông rộng lớn, lại tiếp giáp với cánh đồng ngập nước của nước bạn Campuchia, làm sao phân định được ranh giới và vị trí những ụ cỏ của mình. Trong khi đó, trên cánh đồng này, chỉ một buổi sáng không đếm hết cũng có cả chục xuồng hành nghề như anh Sul. Nhưng anh bảo rằng, đó chính là những “quy định bất thành văn” của nghề bà cậu.
Ai làm nấy ăn, chứ phá quấy hay đi xúc ụ cỏ của người khác thì cũng không thể “tồn tại” được với nghề này. “Tôi không có gì làm bằng chứng cho lời mình vừa nói, nhưng dân làm nghề hạ bạc hết thảy đều tin tưởng vậy. Đất có thổ công, sông (nước) có hà bá. Ông bà mình đúc kết rồi, hổng chạy đi đâu khỏi. Cái nghề mưu sinh trên sông nước thì trúng thất, được thua cậy hết vào bà cậu. Làm phải thì mặc sức mà ăn, còn không thì anh không thể theo nghề”, anh Sul quả quyết. |
Cạnh xuồng anh Sul là xuồng của vợ chồng “đồng nghiệp” Lê Phi Hùng, cũng là cư dân biên giới. Anh Hùng có kinh nghiệm hơn 10 năm làm nghề xúc ụ lươn trên cánh đồng ngập nước này, từ khi chưa cưới vợ. Giờ thì đã có hai con, mà cũng không thể chuyển làm nghề gì khác được.
“Bởi cái nghề này không đòi hỏi vốn liếng đầu tư nhiều quá. Chỉ vài triệu đồng mua tấm lưới, chiếc xuồng rồi đốn cây tre uốn cong thành chiếc gọng vợt là có thể hành nghề”, anh Hùng giải thích.
Theo cách của anh Hùng, để dễ phân biệt với các ụ cỏ của “đồng nghiệp” khác, anh làm một chiếc cờ phao đặt trên mỗi ụ cỏ đánh dấu cho mình. Còn để làm sao cho lươn chạy nhiều thì anh bảo… có trời mới biết. Vì lươn thường đi theo con nước, lúc mới chụp đồng là chúng cũng men theo để tìm kiếm thức ăn.
“Trên đường đi săn, con lươn thấy chỗ nào nhiều cỏ, ấm và có mồi thì nó sẽ chọn làm nơi trú ngụ. Biết rõ tập tính này nên tụi tui mới gom cỏ trôi dạt trên đồng chất thành từng giề, từng ụ lớn. Bên trong ụ bỏ thêm mấy con cua, con ốc để làm thức ăn, nhử lươn tới ở. Hồi đầu mùa nước nổi, tui xúc trúng thấy mắc ham, mỗi ngày mười mấy gần hai chục ký, bán mấy triệu đồng, giống như làm chơi ăn thiệt vậy”, anh Hùng bật mí.
Đặt trúm "săn" lươn đồng cuối mùa
Một cách “săn” lươn phổ biến nữa là đặt trúm. Thuở trước, người ta dùng một khúc tre gai dài hơn một thước để làm ống trúm. Nhưng bây giờ, trúm được đan thành hình tròn từ những nan tre, như chiếc lọp, có chiều dài chừng bảy tấc.
Một đầu trúm đặt một chiếc hom tre chừa kẽ hở đủ để con lươn to nhất có thể chui vào nhưng không ra được. Còn đầu kia thì đan kín, nhưng có chừa một “cửa” nhỏ cỡ hai ngón tay, rồi dùng một chiếc nan tre đóng lại.
Loại trúm lươn mới này rất được ngư dân ưa chuộng vì vừa gọn nhẹ, lại thu hút lươn chạy nhiều hơn. Giá một chiếc trúm lươn kiểu này trung bình khoảng 30.000 đồng.
Với kinh nghiệm hơn 10 năm xúc ụ lươn, anh Lê Phi Hùng có thu nhập vài triệu đồng mỗi ngày.
Nghề đặt trúm lươn “thịnh hành” nhất là dọc theo hai bên dòng kênh K.H6, thuộc ấp Đông Lợi, xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ. Dọc theo dòng kênh này có hàng chục gia đình làm nghề đặt trúm lươn trong mùa nước nổi.
Điển hình như anh Dương Văn Vũ, không ruộng đất, chuyên sống bằng nghề làm thuê trong mùa khô, tới mùa nước nổi là anh mua năm chục ống trúm để đặt lươn. Anh Vũ nói, mỗi mùa chỉ tốn khoảng một triệu rưỡi là đã có ngư cụ hành nghề rồi. Còn mồi đặt lươn là các loại cua, ốc, có sẵn ngoài đồng.
Thời gian đặt trúm thường là vào cuối buổi chiều và đi thăm giở trúm vào sáng hôm sau. Sau hơn hai giờ đồng hồ quần thảo trên cánh đồng nước nổi để tìm vị trí đặt 50 chiếc trúm lươn thì cũng là lúc trời sụp tối. Đốt điếu thuốc lá rít mấy hơi liền để chống cái lạnh của gió, của nước mùa thu, anh Vũ lại thong thả bơi xuồng về nhà và chờ kết quả.
Năm giờ sáng, mặt trời còn chưa thức dậy, ông Hai Đen, nhà bên cạnh đã sang tìm “đồng nghiệp” trẻ uống nước trà. Đó là thói quen của hai ngư dân này hàng chục năm qua. Ông Hai Đen cũng là một tay lão làng trong nghề đặt trúm lươn ở xứ này. Trà nước xong, mỗi người một hướng, tỏa ra cánh đồng nước nổi. Tôi lại theo chân anh Vũ ra đồng thăm trúm.
Một ngày thu hoạch khấm khá của anh Vũ.
Vừa giở ống trúm đầu tiên lên, Vũ phán chắc nịch: “Có lươn, hai con, một con trọng trọng và một con lươn nhỏ”. Rồi những chiếc trúm tiếp theo cũng có từ một đến hai con lươn. Có chiếc còn dính cả rắn trun. Con rắn này giở thói háo ăn, chui vào trong trúm nuốt liền tù tì ba con lươn vô bụng. “Nay nước chớm đồng nên lươn lên cạn kiếm mồi, chạy bộn. Còn hai ba chục ống trúm nữa, chắc được tầm năm bảy ký”, anh Vũ đoán.
Ở phía bờ đê bao bên cạnh, tôi thấy ông Hai Đen liên tục giơ những ống trum lên cao, với vẻ phấn khích lắm. Anh Vũ bảo: “Ổng trúng luồng lươn lớn rồi nên khoe vậy. Dọc theo chân con đê này cứ cách một hai đêm lại có một luồng lươn chạy.
Anh em tụi tui trong nghề cứ chia nhau mỗi người đặt ở đó một ngày”. Sau khi kiểm tra kỹ tất cả các địa điểm đặt ống trúm từ chiều tối hôm qua, chúng tôi trở về kênh K-H 6 cũng là lúc mặt trời lên khỏi đọt dừa.
Cánh “thợ săn” lươn trong xóm cũng bắt đầu đem chiến lợi phẩm của một đêm vất vả ra “khoe” với nhau và bàn tính địa bàn đặt cho cữ mới. Anh Vũ níu tay tôi nán lại, ăn bữa cơm trưa với món lươn đồng hảo hạng. Cạn mấy chén rượu nồng, tôi phải chia tay chú Hai Đen và anh Vũ.
Dẫu chỉ sơ giao, nhưng tôi cảm nhận được sự ấm áp của những người bạn mới và nhớ hoài hương vị quê hương qua món canh chua lươn nấu với rau muống đồng, bông điên điển. Càng thêm yêu người dân quê lam lũ mưu sinh nào quản ngại nắng mưa, gian khổ mà vẫn thấm đượm nghĩa tình. Cái nghĩa tình chân chất miền Tây… |
Dù thi đấu ấn tượng tại SHB Đà Nẵng, thủ môn Bùi Tiến Dũng vẫn khó có suất trở lại ĐT Việt Nam dưới thời HLV Kim Sang-sik.
Ông Hoàng Thanh, Hội Cựu chiến binh xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan (Ninh Bình) cho biết, nhiều năm nay tại xã luôn có hàng chục hộ chăn nuôi hươu lấy nhung bán cho khách làm thuốc có thu nhập hàng trăm triệu đồng. Sau khi sáp nhập tỉnh, chúng tôi rất kỳ vọng sẽ tiếp tục mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm để giúp người dân có thu nhập cao hơn.
157 khu đất được Hà Nội đề xuất làm nhà ở thương mại theo cơ chế mới, kỳ vọng tăng cung và tạo chuyển biến trong thị trường bất động sản.
Đại tá, nhà văn Nguyễn Khắc Nguyệt từng là chiến sĩ lái xe tăng 380 thuộc Đại đội 4, Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2 (nay là Quân đoàn 12). Đây là Đại đội của các xe tăng 390, 843... đã đánh chiếm, cắm lá cờ đầu tiên trên Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975. Ông kể về hành trình xuyên Việt của chiến xa 380 với nhiều tình tiết ly kỳ.
Cenland rẽ hướng sang nhà ở xã hội, đặt mục tiêu doanh thu 4.150 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 300 tỷ, tăng bằng lần so với kết quả năm 2024.
Các đơn vị hành chính cấp tỉnh giáp ranh với tỉnh Phú Thọ mới sau sáp nhập sẽ bao gồm: Thủ đô Hà Nội và các tỉnh: Tuyên Quang, Lào Cai, Thái Nguyên, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa.
Trong không khí tháng Tư lịch sử, Việt Nam rộn ràng chào đón du khách quốc tế đến chung vui ngày hội thống nhất non sông. Không chỉ tham quan, khám phá văn hóa, nhiều du khách xem đây là dịp đặc biệt để tìm hiểu sâu hơn về hành trình dựng nước, giữ nước của một dân tộc yêu chuộng hòa bình, kiên cường và không ngừng vươn lên trong kỷ nguyên mới.
Trong bài phát biểu tối 29/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông có ý định tấn công vào lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moscow vào ngày 9/5.
Phiên giao dịch hôm nay ngày 30/4, thị trường chứng kiến giá dầu thô đột ngột suy giảm rất mạnh so với phiên giao dịch ngày hôm qua.
Gần 50 năm về trước, sau ngày giải phóng đất nước năm 1975, chuyến tàu đầu tiên nối liền hai miền Bắc - Nam chính thức lăn bánh vẫn luôn hằn sâu trong tâm trí những người trong ngành đường sắt.
Nghệ sĩ Nhân dân Minh Châu thổ lộ, bà tràn ngập niềm hạnh phúc trong khoảnh khắc nghe tin đất nước thống nhất.
Liên quan đến vụ ông Nguyễn Vĩnh Phúc (42 tuổi, ngụ ấp Bang Chang, xã Trà Côn, huyện Trà Ôn) nổ súng bắn người rồi tự sát, tối ngày 29/4, thông tin với phóng viên Dân Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời cho biết, đã chỉ đạo các cơ quan vào cuộc.
Là một huyện trung du miền núi của tỉnh Thái Nguyên, huyện Đại Từ đang có những bước đổi thay mạnh mẽ từng ngày nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới. Từ một huyện thuần nông với nhiều khó khăn, Đại Từ đã vươn mình trở thành điểm sáng của tỉnh Thái Nguyên về xây dựng nông thôn mới với những kết quả ấn tượng trên nhiều lĩnh vực.
Nhiều người thức xuyên đêm ở các quán cà phê có view đẹp tại trung tâm TP.HCM để chờ diễu binh 30/4. Cuộc “giành” chỗ không kém phần căng thẳng so với các “khối” trên khắp tuyến đường Lê Lợi, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Huệ…
Cụ ông được đưa đến bệnh viện cấp cứu hồi sinh tim phổi thành công. Các bác sĩ đã phát hiện dị vật lớn trong thanh quản.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có cuộc họp với các bộ, ngành để rà soát các công việc chuẩn bị đàm phán thương mại với phía Hoa Kỳ.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), PV Dân Việt đã có cuộc trò chuyện với Thượng tướng, Anh hùng LLVTND Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng về những trận chiến vang dội một thời khói lửa, về giá trị của ngày thống nhất toàn vẹn non sông...
Sau thất bại 0-1 của Arsenal trước PSG trong trận bán kết lượt đi Champions League, HLV Mikel Arteta bày tỏ sự tiếc nuối nhưng cũng khẳng định “Pháo thủ” vẫn có cơ hội lật ngược tình thế.
Mới đây, một video xuất hiện trên mạng ghi lại cảnh người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ và cản trở công tác cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba, Phú Thọ. Luật sư cho biết, dưới góc độ pháp lý, hành vi hành hung bác sĩ và cản trở khi đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu có thể vi phạm các quy định pháp luật. Những hành vi này cần phải được xử lý nghiêm minh để bảo vệ an toàn cho nhân viên y tế và đảm bảo trật tự công cộng.
Chiến thắng! Hòa bình rồi! Thống nhất rồi! Đúng 50 năm trước, ngày 30/4/1975, tiếng reo mừng chiến thắng căng tràn trong lồng ngực mọi người dân Việt Nam trên khắp đất nước từ thành thị tới nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược và nhanh chóng lan đi khắp toàn cầu...
Sự tỏa sáng của Ousmane Dembele giúp Paris Saint-Germain ‘xóa dớp’ toàn hòa và thua khi đối đầu với Arsenal tại cúp châu Âu.
“Suốt 15 năm làm công việc tri ân các gia đình liệt sĩ, tôi luôn cảm thấy phấn chấn khi có thể gánh vác một phần trách nhiệm của những đồng đội đã hi sinh", Trung tướng Hoàng Khánh Hưng nói.
Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết trong cuộc họp chính phủ hôm thứ Ba rằng các cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng sản xuất khí đốt của Ukraine trong mùa đông đã gây ra thiệt hại tương đương gần 50% tổng sản lượng khí đốt của nước này.
Nghi phạm trộm dùng dao đâm 1 công an trọng thương; con trai 17 tuổi nghi sát hại mẹ ruột; con trai dưới 16 tuổi đi xe máy đâm chết người, bố bị khởi tố... là những tin nóng 24 giờ qua.
Tổng Công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa được Chính phủ đồng ý về mặt chủ trương mua 50 tàu bay thân hẹp theo hình thức không cấp bảo lãnh Chính phủ.
“Nửa thế kỷ đã trôi qua, Đại thắng Xuân 1975 càng làm sáng tỏ nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh tài tình, sáng tạo của Đảng, làm nên chiến thắng huy hoàng của cách mạng Việt Nam. Để lại những bài học quý giá trong bảo vệ Tổ quốc ngày nay”.
Tôm càng xanh (tên khoa học Macrobrachium rosenbergii), còn được gọi là tôm sông hay tôm nước ngọt khổng lồ có giá trị về mặt thương mại. Nhờ nuôi tôm càng xanh, anh Nguyễn Tấn Tài, xã Trà Cổ, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai mỗi năm thu hơn 1 tỷ đồng.
Sáng nay 30/4, tại TP.HCM, Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) đã long trọng diễn ra. Sự kiện quy tụ hàng chục nghìn cán bộ, chiến sĩ, các lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên, công nhân và các tầng lớp nhân dân.
Ghi nhận của Phóng viên Dân Việt lúc 4h sáng ngày 30/4, khu vực trung tâm Quận 1, TP.HCM chứng kiến cảnh đông đúc chưa từng có. Hàng nghìn người dân đã đổ về các tuyến phố chính để chờ xem lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Trước giờ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm ngày Thống nhất đất nước, công tác an ninh đang được tăng cường tối đa. Hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ lực lượng an ninh túc trực ngày đêm nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sự kiện trọng đại này. Cùng với đó, các tuyến đường cũng được kiểm soát chặt chẽ, không khí sẵn sàng và quyết tâm tràn ngập khắp mọi nơi.