"Click chuột, quẹt màn hình" sẽ đẩy kinh tế số Việt Nam lên 45 tỷ USD
Tường Thụy
06/11/2023 8:44 PM (GMT+7)
Kinh tế số Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á trong 2 năm liền 2022-2023, và tổng giá trị hàng hóa được dự đoán ở mức 45 tỷ USD vào năm 2025.
Đây là nội dung nổi bật nhất trong báo cáo "Nền Kinh tế số Đông Nam Á" lần thứ 8, được Google, Temasek (tập đoàn đầu tư do Chính phủ Singapore sở hữu 100%) và Bain & Company công bố tại TP.HCM ngày 6/11/2023.
Đại diện các công ty công bố báo cáo "Nền Kinh tế số Đông Nam Á" 2023 ngày 6/11/2023. Ảnh: Tường Thụy.
Theo báo cáo, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế kỹ thuật số nhanh nhất khu vực trong năm nay, với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt 19% giai đoạn 2022-2023; và sẽ tiếp tục trong nhóm đầu Đông Nam Á với tốc độ tăng trưởng CAGR 20% giai đoạn 2023-2025.
Tổng giá trị hàng hóa (GMV) trong kinh tế số của Việt Nam được dự báo sẽ tăng từ 30 tỷ USD trong năm 2023 lên khoảng 45 tỷ USD vào năm 2025, theo ông Marc Woo, Giám đốc điều hành phụ trách Việt Nam của Google.
"Tốc độ tăng trưởng hai con số đến năm 2025 chủ yếu là nhờ thương mại điện tử và du lịch trực tuyến", ông Woo nhấn mạnh.
Thị trường Việt Nam với dân số 100 triệu dân, và luôn ưa thích công nghệ cao, gồm thói quen sử dụng điện thoại di động và các thiết bị điện tử, như máy tính để tận dụng ưu thế của kinh tế số lý giải cho tốc độ tăng trưởng cao nói trên.
Điện thoại thông minh phổ biến tại Việt Nam giúp phát triển kinh tế số nhanh hơn. Ảnh TL
Ngoài ra, ngành du lịch Việt Nam được dự báo sẽ hoàn toàn hồi phục trong năm nay, chủ yếu nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch nội địa.
Theo báo cáo trên, du lịch trực tuyến (dựa trên các nền tảng số) đã tăng 82% trong năm 2022 và kỳ vọng đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm 21% từ 2023 đến 2025, với mức GMV dự kiến đạt 7 tỷ USD. Dù khách du lịch Trung Quốc vẫn chưa quay trở lại hoàn toàn, sự hồi phục của các đường bay quốc nội và quốc tế sau đại dịch đã góp phần thúc đẩy cho ngành du lịch Việt Nam.
Các lĩnh vực quan trọng khác tiếp tục phát triển và góp phần thúc đẩy nền kinh tế số của Việt Nam, gồm ngành vận tải và thực phẩm (dịch vụ giao đồ ăn) và truyền thông trực tuyến. Lĩnh vực này tăng trưởng 10% từ 2022 đến 2023, và dự báo CAGR sẽ tăng 16% từ năm 2023 đến 2025, để đạt mức 4 tỷ USD vào năm 2025.
Google, Temasek và Bain Bain & Company nhấn mạnh rằng lĩnh vực game, nhất là game di động, đang phát triển rất nhanh, cùng với việc một số nhà phát triển game trong nước đã thu được nhiều thành công trên trường quốc tế.
Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ nghe nhạc trực tuyến theo yêu cầu cũng tiếp tục giữ vai trò nổi bật, bất chấp nạn vi phạm bản quyền được xem là bất lợi khăn cho lĩnh vực này.
Về truyền thông trực tuyến tại Việt Nam, báo cáo cho biết lĩnh vực này tăng trưởng 11% trong giai đoạn 2022 - 2023, dự báo GMV sẽ đạt 7 tỷ USD vào năm 2025 (mức tăng trưởng CAGR là 15%).
Báo cáo cũng cho biết thanh toán kỹ thuật số tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng, nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ, hoạt động đầu tư của các ngân hàng thương mại và sự phổ biến của mã QR. Xu hướng này được dự báo sẽ tăng tốc vì Ngân hàng Nhà nước khuyến khích các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở các vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa.
Các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đã quen thuộc tại Việt Nam. Ảnh tư liệu.
Ông Andrea Campagnoli, Trưởng văn phòng kiêm Đối tác Sáng lập của Bain & Company tại Việt Nam, khẳng định: "Dù tăng trưởng kinh tế thế giới đang bị chậm, GDP Việt Nam vẫn tăng nhanh nhất Đông Nam Á trong nhiều năm qua."
Ông Fock Wai Hoong, trưởng nhóm Đông Nam Á tại Temasek, bổ sung: "Kinh tế số Việt Nam có tiềm năng lớn nhờ vào các yếu tố, như các ứng dụng số hóa rất phổ biến và lực lượng lao động công nghệ trong nước có tay nghề cao".
Về tổng quát, ông Marc Woo của Google đánh giá kinh tế số Việt Nam đang phát triển đúng hướng.
"Các lĩnh vực quan trọng dự báo sẽ tiếp tục phát triển dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, điển hình như trong lĩnh vực nội dung kỹ thuật số. Phần lớn là nhờ vào đóng góp của ngành game vì nhiều nhà sản xuất game Việt Nam đã gặt hái thành công ở mức độ toàn cầu".
Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ (TP.Hà Nội) vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Cầu Bắc vì vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Tháp tùng Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thị sát tới Thượng Hải gần đây, Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong kêu gọi đẩy nhanh quá trình xây dựng Thượng Hải trở thành trung tâm tài chính toàn cầu giữa lúc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang.
Ngày 9/5 tới đây, hầm chui tại nút giao An Phú dự kiến thông xe nhằm góp phần giải toả áp lực ùn tắc giao thông cho khu vực TP.Thủ Đức nói riêng và TP.HCM nói chung.
Khi không tổ chức cấp huyện, đối với việc thay đổi cấp quyết định đầu tư, Chủ tịch UBND TP quyết định việc điều chỉnh cấp quyết định đầu tư của các dự án trước đây thuộc cấp huyện
Trái ngược với dự tính ban đầu, số lượng khách ra đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong kì nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay 2025, tăng hơn khoảng 5% so cùng kỳ năm trước.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ (TP.Hà Nội) vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Cầu Bắc vì vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Tháp tùng Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thị sát tới Thượng Hải gần đây, Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong kêu gọi đẩy nhanh quá trình xây dựng Thượng Hải trở thành trung tâm tài chính toàn cầu giữa lúc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang.
Ngày 9/5 tới đây, hầm chui tại nút giao An Phú dự kiến thông xe nhằm góp phần giải toả áp lực ùn tắc giao thông cho khu vực TP.Thủ Đức nói riêng và TP.HCM nói chung.
Khi không tổ chức cấp huyện, đối với việc thay đổi cấp quyết định đầu tư, Chủ tịch UBND TP quyết định việc điều chỉnh cấp quyết định đầu tư của các dự án trước đây thuộc cấp huyện
Trái ngược với dự tính ban đầu, số lượng khách ra đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong kì nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay 2025, tăng hơn khoảng 5% so cùng kỳ năm trước.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.