Bình Dương khẩn trương giải quyết tình trạng ngập úng cục bộ
Trần Khánh
01/08/2022 6:11 PM (GMT+7)
Nhiều tuyến kênh rạch và các công trình tiêu thoát nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương đang được các địa phương khẩn trương xây dựng, sửa chữa để giải quyết tình trạng ngập úng cục bộ.
Phường Tân An (TP.Thủ Dầu Một) nằm ven sông Sài Gòn nên nguy cơ ngập úng rất cao. Nhất là mỗi khi triều cường trùng với thời điểm có mưa lớn, hoặc khi hồ thủy lợi Dầu Tiếng xả lũ qua tràn.
Rạch Ông Ba Đúng là một chi lưu của Sài Gòn, nằm trên địa bàn khu phố 4, phường Tân An. Công trình nạo vét, cơi đắp, gia cố rạch Ông Ba Đúng do UBND TP.Thủ Dầu Một làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí hơn 9 tỷ đồng.
Do bờ bao tuyến rạch này đi qua khu vực có nền đất yếu. Kết cấu bờ bao chủ yếu là bùn đất pha cát. Vì thế, trong quá trình nạo vét, đơn vị thi công phải tiến hành gia cố bằng cừ tràm ở mép bờ (bên trong lòng rạch) trên suốt chiều dài của tuyến.
Rạch Ông Ba Đúng ở phường Tân An (TP.Thủ Dầu) đưa vào sử dụng sau khi nạo vét, gia cố. Ảnh: Trần Khánh
Sau khi hoàn thành, công trình đã cơ bản khắc phục được tình trạng ngập úng cục bộ thường xuất hiện vào những tháng cao điểm mùa mưa tại khu vực này.
Ông Trịnh Văn Minh, người dân ở khu phố 4 (phường Tân An) kể, trước đây, mỗi khi mưa lớn hoặc hồ Dầu Tiếng xả nước thì các hộ dân xung quanh đều bị nước ngập vào nhà.
"Từ khi thành phố xây dựng bờ kè, nạo vét kênh rạch, bà con rất mừng vì thoát cảnh ngập úng, hạn chế tình trạng muỗi mòng gây bệnh sốt xuất huyết. Mỹ quan khu phố cũng sạch đẹp hơn", ông Minh nói.
Cũng nằm trên địa bàn phường Tân An, công trình gia cố rạch Bình Điền (dài 1,3km) nhằm mục đích khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ mùa mưa, và tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa của người dân có đất canh tác dọc theo bờ bao.
Bà Nguyễn Thị Nết, người dân ở khu phố 5 (phường Tân An) kể, ngày trước, việc vận chuyển vật tư nông nghiệp và nông sản chủ yếu bằng xe đạp hoặc ghe xuồng.
Bà Nết là một trong những người cùng tham gia hiến đất để gia cố bờ bao. "Công trình đang trong giai đoạn hoàn tất. Cảnh quan đẹp đẽ và xe cộ đi lại dễ dàng ra thẳng cầu Rạch Tôm luôn", bà Nết nói.
Công trình trục thoát nước lưu vực Suối Cát do TP.Thủ Dầu Một làm chủ đầu tư sẽ tiêu thoát nước nhiều khu vực của TP.Thủ Dầu Một.và TP.Thuận An. Ảnh: Nguyên Cát
Khắc phục tình trạng ngập úng đô thị
Ông Nguyễn Thành Uý - Phó Chủ tịch UBND TP.Thuận An cho biết, khi triều cường lên, áp lực nước từ thượng nguồn chảy về hạ lưu rất lớn. Trong đó, khu vực phường An Thạnh (TP.Thuận An) chịu ảnh hưởng lớn từ phường Phú Thọ (TP.Thủ Dầu Một).
TP.Thuận An đang triển khai 2 dự án lớn là: Công trình trục thoát nước lưu vực Suối Cát, và hệ thống kênh tiêu. Đây là những công trình lớn giải quyết vấn đề tiêu thoát nước đô thị trên phạm vi rộng lớn.
Trục thoát nước lưu vực Suối Cát có nhiệm vụ tiêu thoát nước mưa, nước thải đã qua xử lý cho khoảng 2.500ha các phường Bình Chuẩn, Bình Giao, An Thạnh, Thạnh An của TP.Thuận An; cũng như 2 phường Phú Hòa, Phú Thọ của TP.Thủ Dầu Một.
Tỉnh Bình Dương đã đầu tư cho TP.Thuận An gói thầu số 8, số 9, và đang thực hiện tiếp tục gói thầu số 10. TP.Thuận An đã bồi thường giải tỏa đạt 99% để thi công, hoàn thiện dự án.
Thi công mở rộng bậc nước thuộc dự án sửa chữa, nâng cấp hệ thống thoát nước Bình Hòa trên địa bàn TP.Thuận An. Ảnh: Trần Khánh
Ông Nguyễn Văn Trọng, người dân sống ở phường Vĩnh Phú (TP.Thuận An) cho biết, tình trạng ngập nước cục bộ, nhất là ngập nước trên đường Quốc lộ 13 vẫn còn diễn ra.
Ngoài đoạn ngập ở khu vực phường Vĩnh Phú (đoạn gần Công ty Tân Hiệp Phát), điểm ngập thường xuyên khác trên Quốc lộ 13 là ở khu vực siêu thị Lotte Mart (đoạn gần ngã tư cầu Ông Bố chỗ, TP.Thuận An).
Theo Sở GTVT Bình Dương, nguyên nhân ngập tại khu vực này do kênh Bình Hòa phải tải thêm một lượng nước rất lớn từ KCN Việt-Sing (diện tích 193ha) đổ ra.
Đúng ra, khu vực dân cư 193ha này sẽ đấu nối vào kênh T3 để thoát nước về hướng chợ Búng. Tuy nhiên, kênh T3 thời điểm trước chưa triển khai xong nên tạm thời đấu nối vào kênh Bình Hòa. Một lượng nước rất lớn đổ về kênh Bình Hòa đã gây ra hiện tượng ngập triều cường ở khu vực siêu thị Lotte Mart.
Ngập nước cục bộ trên đường Quốc lộ 13, đoạn qua TP.Thuận An. Ảnh: Trần Khánh
Ngoài ra, cống ngang tại khu vực Lotte Mart có khẩu độ thấp, không đáp ứng được việc thoát nước nhanh. Việc mở rộng Quốc lộ 13 tại siêu thị Lotte Mart đã được Sở GTVT đề xuất phương án nâng cao khẩu độ cống ngang để đảm bảo thoát nước cho khu vực.
Đồng thời, kênh Bình Hòa cũng đang được Sở NNPTNT đầu tư cải tạo, gấp rút triển khai trong thời gian tới để phía hạ lưu được thoát nước tốt hơn.
Với dự án cải tạo mở rộng Quốc lộ 13, đoạn qua TP.Thuận An, ông Nguyễn Thành Úy cho biết, thành phố đã bố trí nguồn vốn đầu tư công để tập trung đầu tư vào quý 3 năm nay.
"Khi các giải pháp chống ngập được thực hiện đồng bộ, các dựa án tiêu thoát nước sẽ khắc phục đáng kể tình trạng ngập úng của TP Thuận An, vốn là vấn đề bức xúc của người dân nhiều năm qua", ông Úy chia sẻ.
Một dự án tàu điện ngầm trị giá 3,5 tỷ USD tại trung tâm tài chính chính của Philippines không còn khả thi sau một cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa các thành phố, theo tuyên bố từ nhà phát triển dự án.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đề xuất chuyển thẩm quyền giao đất cho cá nhân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ hồng) về cấp xã để hỗ trợ người dân.
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang phải vật lộn với tình trạng mất điện trên diện rộng không rõ nguyên nhân, khiến đèn giao thông bị hỏng, gây hỗn loạn trên đường sá và sân bay, đồng thời khiến cả hai nước phải ban bố tình trạng khẩn cấp.
Hàng trăm căn biệt thự, nhà liền kề tại các dự án, khu đô thị khu vực phía Tây Hà Nội trị giá hàng trăm triệu USD, dù đã xây dựng xong từ nhiều năm nhưng đang bị bỏ hoang gây lãng phí.
Chủ dự án chung cư An Trung 2 rút hồ sơ đề nghị thông báo mở bán. Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng khuyến cáo người dân thông tin lừa đảo, nhận làm hồ sơ mua nhà ở xã hội bảo đảm “đậu.
Xén dải phân cách mở rộng không gian qua các nút giao... là những giải pháp hữu hiệu trong ngắn hạn, nhằm giảm thiểu áp lực giao thông đô thị đang được Hà Nội triển khai.
Một dự án tàu điện ngầm trị giá 3,5 tỷ USD tại trung tâm tài chính chính của Philippines không còn khả thi sau một cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa các thành phố, theo tuyên bố từ nhà phát triển dự án.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đề xuất chuyển thẩm quyền giao đất cho cá nhân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ hồng) về cấp xã để hỗ trợ người dân.
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang phải vật lộn với tình trạng mất điện trên diện rộng không rõ nguyên nhân, khiến đèn giao thông bị hỏng, gây hỗn loạn trên đường sá và sân bay, đồng thời khiến cả hai nước phải ban bố tình trạng khẩn cấp.
Hàng trăm căn biệt thự, nhà liền kề tại các dự án, khu đô thị khu vực phía Tây Hà Nội trị giá hàng trăm triệu USD, dù đã xây dựng xong từ nhiều năm nhưng đang bị bỏ hoang gây lãng phí.
Chủ dự án chung cư An Trung 2 rút hồ sơ đề nghị thông báo mở bán. Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng khuyến cáo người dân thông tin lừa đảo, nhận làm hồ sơ mua nhà ở xã hội bảo đảm “đậu.
Xén dải phân cách mở rộng không gian qua các nút giao... là những giải pháp hữu hiệu trong ngắn hạn, nhằm giảm thiểu áp lực giao thông đô thị đang được Hà Nội triển khai.