Bán điện thoại, điện máy khó khăn, Thế Giới Di Động “mất đứt” gần 6.400 tỷ đồng
Phúc Minh
28/03/2023 5:52 AM (GMT+7)
Doanh thu Thế Giới Di Động 2 tháng đầu năm 2023 sụt giảm nghiêm trọng so với cùng kỳ năm ngoái. Tháng Tết vốn là mùa ăn nên làm ra của Thế Giới Di Động, nhưng năm nay lại trái ngược hoàn toàn.
Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (TGDĐ - mã chứng khoản: MWG) vừa cập nhật kết quả kinh doanh 2 tháng đầu năm 2023. Đây là giai đoạn đầu năm gồm cả mùa mua sắm Tết vốn đem lại doanh thu rất tích cực cho đại gia bán lẻ này hàng năm.
Tuy vậy, Tết năm nay là mùa kinh doanh buồn của Thế Giới Di Dộng khi tổng doanh thu chỉ đạt 19.010 tỷ đồng, giảm đến 25% so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương giảm 6.373 tỷ đồng so với 2 tháng đầu năm 2022).
Với kết quả này, Thế Giới Di Động chỉ mới hoàn thành 14% kế hoạch kinh doanh năm 2023.
Doanh thu Thế Giới Di Động 2 tháng đầu năm 2023 sụt giảm nghiêm trọng so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Bloomberg
Hai chuỗi điện thoại và điện máy, tức Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh luôn chiếm doanh thu lớn nhất cho MWG. Tuy nhiên, tổng doanh thu lũy kế hai chuỗi này giảm đến 32% từ nền cơ sở rất cao của 2 tháng đầu năm 2022.
Theo TGDĐ, sức mua sản phẩm ICT (hàng công nghệ, điện thoại) và điện máy nói chung đều đang giảm mạnh so với cùng kỳ và diễn ra ở hầu hết các nhãn hàng. Doanh thu các sản phẩm sụt giảm nhiều nhất là máy tính bảng, máy tính xách tay và TV.
Các sản phẩm ICT và TV chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số từ kinh doanh online của Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh. Do đó, doanh thu online cũng sụt giảm 42% so với cùng kỳ.
Phía TGDĐ cho biết nhóm khách hàng trung và cao cấp vẫn có khả năng chi trả nhưng đang có tâm lý thận trọng, trì hoãn trong quyết định chi tiêu đối với sản phẩm lâu bền và giá trị cao do suy giảm niềm tin tiêu dùng.
Trong khi đó, nhóm khách hàng có nhu cầu thực ở phân khúc thu nhập thấp đang gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận vay tiêu dùng qua hình thức mua trả góp. Vì vậy, công ty đưa ra nhiều lựa chọn mua sắm linh hoạt, khuyến mãi để giữ chân và thu hút khách hàng, bao gồm cả nhóm người tiêu dùng nhạy cảm về giá cả.
“Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh trong ngắn hạn nhưng là sự đầu tư cần thiết để giúp Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh gia tăng thị phần, tiếp tục tăng trưởng khi nhu cầu tiêu dùng phục hồi trở lại”, phía Thế Giới Di Động cho hay.
Bách Hóa Xanh cũng đang bị ảnh hưởng
Trong khi đó, chuỗi Bách Hóa Xanh dẫu tăng trưởng nhẹ về doanh thu nhưng nhìn chung, MWG cũng cho rằng tình hình kinh doanh năm nay sẽ không nhiều sáng sủa trong bối cảnh kinh tế khó khăn.
MWG cho rằng tình hình kinh doanh FMCG năm nay sẽ không nhiều sáng sủa trong bối cảnh kinh tế chung. Ảnh: Phúc Minh
Lũy kế 2 tháng đầu năm, doanh thu Bách Hóa Xanh đạt 4.125 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ. Bình quân mỗi cửa hàng mang về hơn 1,2 tỷ đồng, tăng 30% so với mùa Tết 2022.
Tuy nhiên, Thế Giới Di Động thấy rằng các mặt hàng thiết yếu cũng đang bị ảnh hưởng bởi xu hướng tiết kiệm chi tiêu của người tiêu dùng thông qua việc mua các sản phẩm cùng công dụng với mức giả thấp hơn. Do đó, giá trị hóa đơn trong mùa Tết năm nay chỉ bằng khoảng 85% so với cùng kỳ.
Tính đến cuối tháng 2/2023, sau các đợt rà soát và tái cơ cấu, Bách Hóa Xanh có 1.729 cửa hàng, giảm khoảng 20% so với tháng 2/2022.
“Bách Hóa Xanh sau tái cấu trúc đang cho thấy sự bền bỉ trong giai đoạn thị trường khó khăn khi tổng số lượng hóa đơn vẫn tăng trưởng khoảng 25% so với cùng kỳ”, phía MWG cho biết thêm.
MWG cho biết đã chủ động kiểm soát chặt chẽ tồn kho từ quý IV năm trước để giảm chi phí tài chính và rủi ro giảm giá hàng hóa. Đến cuối tháng 2/2023, giá trị hàng tồn kho tại MWG đã giảm hơn 30% so với thời điểm cuối quý IV/2022, tạo dư địa cho việc kiểm soát chi phí tài chính tốt hơn.
Ngoài ra, MWG đã hoàn tất thu 100% vốn và lãi đối với trái phiếu đầu tư khi đến hạn. Hiện MWC không phát hành trái phiếu và không còn bất kỳ khoản đầu tư vào trái phiếu nào trên bảng cân đối kế toán.
Khi không tổ chức cấp huyện, đối với việc thay đổi cấp quyết định đầu tư, Chủ tịch UBND TP quyết định việc điều chỉnh cấp quyết định đầu tư của các dự án trước đây thuộc cấp huyện
Trái ngược với dự tính ban đầu, số lượng khách ra đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong kì nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay 2025, tăng hơn khoảng 5% so cùng kỳ năm trước.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Khi không tổ chức cấp huyện, đối với việc thay đổi cấp quyết định đầu tư, Chủ tịch UBND TP quyết định việc điều chỉnh cấp quyết định đầu tư của các dự án trước đây thuộc cấp huyện
Trái ngược với dự tính ban đầu, số lượng khách ra đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong kì nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay 2025, tăng hơn khoảng 5% so cùng kỳ năm trước.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.