Xem phim, tôi uất hận nhìn người đàn ông bên cạnh, hôm sau thì dọn đồ về ngoại: 15 năm sống trong cay đắng
Tôi luôn nghĩ mình chỉ cần nhẫn nhịn và chịu đựng, hôn nhân sẽ êm đẹp. Nhưng sự thật thì KHÔNG.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Để động viên, ghi nhận các đóng góp, tôn vinh những nỗ lực, cống hiến và nâng cao tinh thần yêu nghề của đội ngũ nhà giáo, sáng 18/11, Bộ GDĐT tạo phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức buổi gặp mặt của Tổng Bí thư Tô Lâm với đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Ảnh: Bộ GDĐT
Tại buổi gặp mặt, Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ: "Trong suốt tiến trình cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là tương lai dân tộc; luôn luôn đặc biệt quan tâm, chăm lo, có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư cho giáo dục, xác định đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển và ưu tiên, đi trước so với các lĩnh vực khác...
Trong công cuộc đổi mới đất nước, đổi mới giáo dục đào tạo được Đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đạt nhiều kết quả tích cực. Hệ thống giáo dục quốc dân từng bước được hoàn thiện theo hướng mở, xây dựng xã hội học tập; quy mô, mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của người dân. Cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở tiếp tục được củng cố, duy trì và từng bước đạt chuẩn ở mức độ cao hơn. Chất lượng giáo dục phổ thông cả đại trà và mũi nhọn đều có những chuyển biến tốt, được thế giới ghi nhận. Giáo dục thường xuyên phát triển đa dạng về nội dung và hình thức. Đổi mới giáo dục đại học gắn với tăng cường tự chủ được triển khai, đào tạo gắn kết hơn với nhu cầu thị trường lao động; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ được đẩy mạnh; công bố khoa học quốc tế tăng mạnh, xuất hiện ngày càng nhiều hơn cơ sở giáo dục đại học và nhóm ngành đào tạo xếp hạng cao trong khu vực và trên thế giới.
Có được thành tích, kết quả nêu trên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sát sao của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn dân, là sự đoàn kết thống nhất, chung sức đồng lòng, nỗ lực cố gắng vượt mọi khó khăn của toàn ngành giáo dục, nhất là đội ngũ các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục".
Tổng Bí thư chỉ ra 3 vấn đề cần thực hiện cho ngành Giáo dục. Ảnh: Bộ GDĐT
Tổng Bí thư cũng chỉ rõ: "Bên cạnh kết quả, thẳng thắn nhìn nhận, đổi mới giáo dục, đào tạo tuy đã triển khai hàng chục năm nhưng cơ bản chưa tạo chuyển biến mạnh mẽ, chưa thật sự chuyển biến về chất, chưa đáp ứng kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Nhân lực vẫn là một trong ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay. Một số hạn chế của giáo dục, đào tạo kéo dài nhiều năm chưa giải quyết dứt điểm, như: Thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chưa đồng bộ, thiếu tính hệ thống, còn lúng túng. Chất lượng giáo dục ở các cấp học còn hạn chế; giáo dục đại học vẫn tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới; “nặng” về lý thuyết, “nhẹ” về thực hành; chưa gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, với sản xuất kinh doanh và nhu cầu thị trường.
Hàng chục nghìn cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm, hoặc làm không đúng nghề nghiệp được đào tạo, không chỉ gây ra lãng phí lớn, mà còn phản ánh rõ nét hạn chế của giáo dục đào tạo. Phương pháp giáo dục chưa phát huy được sự tích cực, sáng tạo của người học, chưa chú trọng rèn luyện kỹ năng và phẩm chất cho người học; hiệu quả đầu tư giáo dục chưa tương xứng với chủ trương giáo dục là quốc sách hàng đầu. Tình trạng thiếu trường, thiếu lớp ở một số thành phố lớn, khu công nghiệp, khu đông dân cư, miền núi, mù chữ, tái mù chữ ở vùng sâu, vùng xa rất trăn trở. Đội ngũ nhà giáo vẫn còn thiếu về số lượng, một bộ phận yếu về năng lực chuyên môn, chưa tích cực đổi mới, một bộ phận nhỏ vẫn còn có biểu hiện vi phạm đạo đức gây ảnh hưởng xấu trong dư luận. Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo chưa tương xứng với yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, trong khi xã hội hoá các nguồn lực đầu tư còn gặp nhiều khó khăn".
Từ đó, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gợi mở 3 vấn đề:
Vấn đề thứ nhất, theo Tổng Bí thư, mục tiêu cao nhất hiện nay phải tập trung thực hiện cho bằng được đó là “hoàn thành sự nghiệp đổi mới giáo dục đào tạo, hoàn thành mục tiêu tạo nguồn nhân lực cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc trong nhiệm kỳ Đại hội XIV của Đảng”, có 4 nội dung cụ thể.
Về cơ sở đề ra mục tiêu: Hoàn thành sự nghiệp đổi mới giáo dục đào tạo từ nay đến hết nhiệm kỳ Đại hội XIV của Đảng là một nhiệm vụ đầy khó khăn, thử thách, song từ những bài học còn nguyên giá trị từ phong trào bình dân học vụ; củng cố niềm tin vững chắc chúng ta sẽ thành công khi có mục tiêu trong sáng, chính sách thông minh và cách làm sáng tạo. Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Bộ GDĐT sớm nghiên cứu thấu đáo phong trào bình dân học vụ, trên cơ sở những bài học còn nguyên giá trị và thực tiễn hiện nay, đề xuất Bộ Chính trị giải quyết trọng tâm, trọng điểm, căn bản vấn đề này.
Ưu tiên hàng đầu trong thực hiện mục tiêu đó là tập trung xây dựng con người xã hội chủ nghĩa; chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường lối của Đảng. Quan tâm dạy tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số; dạy tiếng Việt và truyền bá văn hóa dân tộc cho người Việt Nam ở nước ngoài.
Về biện pháp, cách thức thực hiện mục tiêu: Bám sát quan điểm, mục tiêu phát triển đất nước (chúng ta xác định phát triển nhanh và bền vững đất nước dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh) để xác định nhu cầu, nội dung đào tạo, trên cơ sở đặt hàng của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động với nhà trường; kết hợp chặt chẽ giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong giáo dục đại học và sau đại học, trong đó các nhà giáo đồng thời là những nhà khoa học của chuyên ngành mình giảng dạy. Đổi mới mạnh mẽ nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, tăng tri thức, kỹ năng, phẩm chất của người học, tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; chú trọng thực học, chống bệnh thành tích. Chuyển mạnh giáo dục đại học từ lấy trang bị kiến thức làm mục tiêu chủ yếu sang dạy kỹ năng, dạy cách học, cách tư duy là chủ yếu.
Phấn đấu tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế, cụ thể đến năm 2030 Việt Nam trong 3 nước đứng đầu ASEAN về số lượng các công bố quốc tế và chỉ số ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu khoa học; có trường đại học lọt Top 100 trường hàng đầu trên thế giới.
Vấn đề thứ hai, Tổng Bí Thư Tô Lâm đã chỉ ra một số công việc cần làm ngay, đó là: Có giải pháp xoá hoàn toàn nạn mù chữ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, trong đồng bào dân tộc thiểu số; phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số”. Thực tế hiện nay, còn tỷ lệ lớn người dân, kể cả cán bộ trong cơ quan nhà nước chưa nắm vững về chuyển đổi số, trong khi đó, Bộ Chính trị đã bàn và quyết định sẽ ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số quốc gia. Để thực hiện thành công Nghị quyết này, Tổng Bí thư yêu cầu nhanh chóng phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số cho toàn dân đang đặt ra hết sức cấp thiết. Tập trung rà soát, giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu trường, thiếu lớp ở một số thành phố lớn, khu công nghiệp, khu đông dân cư, miền núi; kiên cố hóa trường, lớp học, gắn với bảo đảm nơi ở của giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục tối thiểu 20% trong tổng chi ngân sách nhà nước theo đúng Nghị quyết mà Đảng đã đề ra. Có cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút các nguồn lực ngoài nhà nước đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo. Dựa vào dân, huy động sức dân, tổ chức nhân dân cùng làm giáo dục với chi phí thấp nhất và hiệu quả tối đa.
Tổng Bí thư vinh danh các nhà giáo, cán bộ quản lý. Ảnh: Bộ GDĐT
Vấn đề thứ ba, theo lời Tổng Bí thư là tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài, là những người có đam mê, nhiệt huyết, kỹ năng, kiến thức, năng lực truyền thụ, ham học hỏi, đổi mới sáng tạo, thật sự là những tấm gương để học sinh, sinh viên học tập, noi theo; đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách điều động, luân chuyển giáo viên để giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; thu hút được người giỏi vào ngành Giáo dục và tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục yên tâm công tác, đặc biệt là đội ngũ nhà giáo công tác tại vùng núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, hải đảo. Có giải pháp đột phá để phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, vừa làm việc trong ngành Giáo dục, đồng thời cống hiến ở ngành, lĩnh vực khác. Xây dựng môi trường học tập thật sự lành mạnh, có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa nhà trường với gia đình, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương; xác định rõ trách nhiệm của nhà trường, trách nhiệm của gia đình và trách nhiệm của xã hội.
"Trách nhiệm vinh quang đòi hỏi những nỗ lực lớn lao"
"Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, “Non sông Việt Nam có thể trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Chúng ta đang đứng trước cánh cửa lịch sử để thực hiện tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; chúng ta chỉ có thể thực hiện thành công tâm nguyện của Người khi và chỉ khi chúng ta hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đổi mới giáo dục và đào tạo. Trách nhiệm vinh quang đòi hỏi những nỗ lực lớn lao, sự bứt phá mạnh mẽ, sự chung sức đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, trước hết và trực tiếp nhất là đội ngũ các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Tôi tin tưởng rằng, với một đất nước, một dân tộc có truyền thống hiếu học, quý trọng hiền tài; đội ngũ thầy giáo, cô giáo tâm huyết, yêu nghề, sẵn sàng hy sinh, gắn bó với nghề cùng sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, toàn ngành Giáo dục sẽ khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi thách thức, thực hiện thành công công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo", Tổng Bí thư Tô Lâm cho hay:
Tổng bí thư Tô Lâm với đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Ảnh: Bộ GDĐT
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng GDĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết: "Thách thức càng lớn, biến động càng nhiều, cái mới càng dồn dập, giáo dục càng cần quay về củng cố, trang bị cho người học những cái cơ bản nhất, nền tảng nhất. Đứng vững chắc nơi những giá trị cốt lõi nhất của giáo dục là các giá trị về tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương và cái đẹp, thêm vào đó là những năng lực và kỹ năng mới của thời đại. Đó là đem cái bất biến ứng phó với vạn biến. Đó là triết lý thích ứng và triết lý phát triển bền vững nền giáo dục của chúng ta".
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Bộ GDĐT
Cũng nhân dịp này, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội vinh dự được trao Huân chương Lao động hạng Ba vì những đóng góp trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, khởi nguyên từ Khoa Kinh tế Chính trị thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1974, đã vững bước qua một chặng hành trình dài đầy tự hào với nhiều dấu ấn.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho Trường Đại học Kinh tế. Ảnh: Bộ GDĐT
Trước đó, trong chuỗi hoạt động vinh danh nhà giáo, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu trên toàn quốc tại trụ sở Chính phủ chiều 15/11.
Sáng 17/11, Bộ GDĐT tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú lần thứ 16 của các đơn vị trực thuộc Bộ GDĐT; tuyên dương nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu năm 2024; phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, kỷ niệm 80 năm thành lập Bộ GDĐT và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Giáo dục lần thứ VIII.
Tôi luôn nghĩ mình chỉ cần nhẫn nhịn và chịu đựng, hôn nhân sẽ êm đẹp. Nhưng sự thật thì KHÔNG.
Khi Nguyễn Minh Triết còn ở trong triều và có lần được cử làm Đề điệu (người thay mặt chúa Trịnh trông coi việc thi cử) ở trường thi Nghệ An. Ông thật khác người, lấy hai thị nữ mặc quần áo gấm giả trai, cho đi theo hầu...
Trả lời họp báo sau trận đấu, HLV Vũ Hồng Việt khẳng định, Thép Xanh Nam Định cố gắng từng trận đấu một bởi cả Thể Công Viettel hay Hà Nội FC đều đang bám đuổi quyết liệt trong cuộc đua vô địch.
Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu của Ung Chính đế – Ô Lạp Na Lạp Thị, xuất thân từ danh môn thế gia thuộc Mãn Châu Chính Hoàng Kì. Cha của bà là Phí Dương đã có nhiều đóng góp lớn cho triều đình. Ông là thân tín của hoàng đế và là thủ lĩnh của bộ binh.
Những người sinh tháng Âm lịch này rất tích cực và lạc quan trong tương lai và dễ dàng thành công trong cuộc sống.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chính thức xác nhận chuyến thăm cấp nhà nước tới Nga, trong đó ông sẽ tham dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng 9/5 tại Moscow.
Trận đấu giữa Hà Nội FC và Thép xanh Nam Định trên sân Hàng Đẫy thuộc vòng 21 V.League 2024/2025 đã khép lại với tỷ số 3-0 nghiêng về đội khách. Theo dõi trận đấu từ trên khán đài, cả Nguyễn Xuân Son và HLV Kim Sang-sik đều đã có những giây phút phấn khích.
Ở trận cầu tâm điểm vòng 21 V.League 2024/2025 vừa kết thúc trên sân Hàng Đẫy, Thép xanh Nam Định thi đấu bùng nổ trong hiệp 1 và dễ dàng giành chiến thắng 3-0 trước Hà Nội FC nhờ các pha làm bàn của Kevin Phạm Ba, Lý Công Hoàng Anh, Brenner.
Nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn chấm dứt xung đột ở Ukraine, ông sẽ loại bỏ ông Zelensky, giáo sư Thomas Malinen của Đại học Helsinki cho biết trên mạng xã hội X.
Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã xác nhận ông sẽ tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng của Nga tại Moscow vào ngày 9/5, bác bỏ cảnh báo của Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky về những rủi ro an ninh tiềm ẩn là " vô lý".
Theo thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Lục Yên (tỉnh Yên Bái), vào khoảng 17h51 phút, ngày 3/5, Trung tâm tiếp nhận người bệnh H.T.R- 77 tuổi, với hơn 10 vết thương trên cơ thể, người bệnh được cho là bị chó cắn.
Thời tiết nắng nóng gay gắt kết hợp với việc hàng chục ngàn người tập trung chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Thanh Tâm (TP.HCM) trong hai ngày qua đã khiến 278 trường hợp cần cấp cứu y tế, chủ yếu do say nắng, sốc nhiệt.
Bình Định thắng ngược HAGL 2-1 trong trận đấu được coi là ‘chung kết ngược’ của vòng 21 V.League 2024/2025 và đây là cơ hội tốt để đội bóng đất võ nuôi hy vọng trụ hạng trực tiếp.
Tiền vệ Việt kiều Mỹ ‘quay xe’ với ‘đại gia” TP.HCM?; cựu sao Brentford nhập viện khẩn cấp; Liverpool nhảy vào cuộc đua giành Rodrygo; Carragher dự đoán chỉ cán đích ở vị trí thứ 4; Chelsea có thêm đối tác thương mại mới.
Văn phòng của Tổng thống Zelensky vẫn tiếp tục gây sức ép lên cựu Tổng thống Petro Poroshenko tài sản của ông, sử dụng các lệnh trừng phạt do Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine (NSDC) áp đặt.
Kết thúc kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, người dân từ các địa phương tranh thủ trở lại TP.HCM để học tập, làm việc. Sân bay Tân Sơn Nhất căng mình đón lượng khách "khủng" với hơn 131.000 lượt người.
Ông là vị hoàng đế thứ hai của Nhà Tây Sơn, sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho ông. Không chỉ được người dân ưu ái tôn vinh là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc trong lịch sử nước Việt, vua Quang Trung còn là nhà trị vì tài ba, có những phương án cải cách kinh tế, xã hội thức thời trong lịch sử Việt Nam.
Trong mùa hè nóng nực, có 3 con giáp được Thần Tài đặc biệt ưu ái, cơ hội phát triển đến tay, đón nhận tài lộc dồi dào.
Thể hiện tinh thần từ bi, hướng đến cộng đồng và xã hội, 61 chiếc xe lăn đã được trao cho các hoàn cảnh đặc biệt là người dân trên địa bàn phường Thanh Sơn, Quang Trung (TP. Uông Bí, Quảng Ninh) và các phật tử.
Sau gần 1 năm vắng nhà, sau khi trở lại thì bà Nguyễn Thị C. đã bất ngờ phát hiện thi thể đang phân hủy trong nhà tắm nên đã báo công an.
Công an tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành xác minh và tạm giữ giấy tờ liên quan đến phương tiện vi phạm, giấy phép lái xe của người vi phạm trong vụ ô tô chắn ngang Quốc lộ 20 cho đoàn xe doanh nhân qua đường.
Xem trực tiếp Hà Nội FC vs Thép xanh Nam Định:Trận đấu giữa Hà Nội FC và Thép xanh Nam Định được nhận định sẽ hấp dẫn và đáng xem. Ở đó, kẻ thắng có thể thênh thang bước tới ngai vàng còn kẻ thua khó đạt được tham vọng.
Diva Thanh Lam trò chuyện vui vẻ cùng nhạc sĩ Quốc Trung và vợ anh trong dịp nghỉ lễ.
Những năm gần đây, nhiều cán bộ, công chức kiểm lâm, người lao động bảo vệ rừng ở Gia Lai xin nghỉ việc đã khiến công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn.
Trận đại chiến Hà Nội FC và Thép xanh Nam Định lúc 19h15 ngày 4/5 có tác động lớn tới cục diện của cuộc đua vô địch V.League mùa này. Chính vì thế, rất đông CĐV cả 2 đội bóng đã xuất hiện trên khán đài để "tiếp lửa" cho các cầu thủ.
Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo UBND TP.Nha Trang kiểm tra, xử lý vụ việc du khách phản ánh bị bè nổi ở đảo Trí Nguyên (phường Vĩnh Nguyên, Nha Trang) tính 1,75 triệu đồng cho nửa ký cá bò hòm.
Trong làng có 36 thứ rau dại, rau lạc tiên là khó ăn nhất. Khó ăn nhất, nhưng rau lạc tiên lại là rau ăn tốt cho sức khỏe con người. Hễ đã ăn được loại rau dại này, coi như bạn đã nói lời chia tay với "tâm thường bấn loạn, giấc ngủ bỏ đi chơi xa chưa hẳn trở về". Dân Nam bộ gọi rau lạc tiên là rau nhãn lồng, rau chùm bao...
Một nông dân ở tỉnh Vĩnh Long vừa giới thiệu với phóng viên Dân Việt một giống cam mới độc lạ mang tên cam Như Ý. Giống cam mới này vỏ quả giống trái chanh, múi lại giống quả bưởi, ăn cả vỏ được luôn mà chả thấy the...
Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5 (từ ngày 30/4/2025 đến ngày 4/5/2025), du lịch Ninh Bình đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc với ước tính đón trên 700.000 lượt khách, trong đó có hơn 124.000 lượt khách quốc tế. Doanh thu từ du lịch ước đạt hơn 1.000 tỷ đồng, tăng tới 43,9% so với cùng kỳ năm 2024, khẳng định sức hấp dẫn khó cưỡng của vùng đất di sản.
Trong số 34 luật và 11 nghị quyết được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9 khai mạc sáng 5/5, có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, nhằm tháo gỡ “nút thắt” trong xử lý nợ xấu.