Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết khoản viện trợ khẩn cấp của ADB nhằm hỗ trợ các nỗ lực tại Việt Nam trong việc khắc phục hậu quả nặng nề do siêu bão Yagi (bão số 3) gây ra.
ADB thông báo từ trụ sở ở Philippines ngày 27/9 rằng đã phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD để hỗ trợ Chính phủ Việt Nam cung cấp các dịch vụ cứu trợ khẩn cấp và nhân đạo cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi.
Nhà báo Kiều Văn Thiện, Trưởng Văn phòng Đại diện Tây Bắc, Báo Nông Thôn Ngày Nay/điện tử Dân Việt, trao hàng cứu trợ do báo kêu gọi đến đồng bào ở Sơn La bị ảnh hưởng bởi bão Yagi. Ảnh: Văn Ngọc
Ông Shantanu Chakraborty - Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam - cho biết: “Chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực phi thường của Chính phủ và người dân Việt Nam trong việc ứng phó với thiệt hại do bão Yagi gây ra. Khoản viện trợ của ADB sẽ hỗ trợ các nỗ lực ứng phó rộng hơn của Chính phủ nhằm cung cấp cứu trợ nhân đạo ngay lập tức. ADB cũng cam kết hợp tác với Chính phủ trong công cuộc phục hồi sau thảm họa ở các tỉnh bị ảnh hưởng để xây dựng lại tốt hơn và cải thiện khả năng chống chịu, điều này rất quan trọng bối cảnh thiên tai đang gia tăng".
Theo ADB, khoản viện trợ này lấy từ Quỹ Ứng phó thiên tai châu Á - Thái Bình Dương; mục đích của quỹ là hỗ trợ cho các quốc gia thành viên đang phát triển của ADB bị ảnh hưởng bởi các thảm họa lớn do thiên tai.
Siêu bão Yagi, cơn bão mạnh nhất ập vào Việt Nam trong nhiều thập kỷ, đổ bộ vào miến Bắc ngày 7/9/2024. Cơn bão cùng với lũ lụt và sạt lở đất sau đó đã gây tổn thất trên diện rộng tại 26 tỉnh thành, khoảng 37 triệu người dân sinh sống tại các vùng bị ảnh hưởng. Thiệt hại kinh tế ban đầu được ước tính vào khoảng 2,6 tỷ USD, theo ADB.
Định chế tài chính quốc tế này đang phối hợp với các đối tác phát triển khác nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam ứng phó thiên tai, bao gồm đánh giá nhu cầu hỗ trợ tại các tỉnh bị ảnh hưởng.
Hỗ trợ khẩn cấp của ADB nhằm mục đích giúp người dân sống tại các khu vực bị thiên tai có thể tiếp cận các dịch vụ y tế và xã hội cơ bản, giúp đồng bào xây dựng lại cuộc sống.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.