B.Bình Dương thua thảm, HLV Nguyễn Công Mạnh từ chức ngay trong đêm
Phát biểu trong buổi họp báo sau thất bại của B.Bình Dương trước Hà Nội FC, HLV Nguyễn Công Mạnh đã lên tiếng xác nhận chia tay đội bóng.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trong những năm còn ở Việt Nam và gắn cuộc đời mình với cựu hoàng Bảo Đại, "thứ phi" Mộng Điệp có cả một quãng thời gian dài sống ở "hoàng triều cương thổ" (Tây Nguyên), đặc biệt là hai địa phương Đà Lạt và Buôn Ma Thuột (Lâm Đồng và Đắc Lắc ngày nay). Tại Đà Lạt, cựu hoàng Bảo Đại dành tặng riêng cho "thứ phi" Mộng Điệp một ngôi biệt thự nay là nhà số 14, Hùng Vương, rất gần với dinh I - một trong 3 dinh thự rất nổi tiếng của cựu hoàng Bảo Đại trên xứ sở sương mù.
Bà Mộng Điệp.
Trong 3 dinh thự của riêng cựu hoàng Bảo Đại, dinh III là địa chỉ được nhiều người biết đến nhất với tên gọi là "biệt điện". Biệt điện Bảo Đại được xây dựng vào năm 1933 và đến năm 1937 thì hoàn thành. Trước năm 1945, Bảo Đại chỉ dùng dinh III làm nơi nghỉ mát và săn bắn vào dịp hè. Đến năm 1950, khi Bảo Đại lên làm quốc trưởng bù nhìn thì Quốc trưởng Bảo Đại dùng dinh III Đà Lạt làm nơi ở cho cả gia đình và đồng thời là nơi làm việc chính.
Dinh III Đà Lạt có đến một trung đoàn ngự lâm quân bảo vệ, một đoàn xe riêng phục vụ gọi là "công xa biệt điện" và có cả một đội máy bay riêng phục vụ Quốc trưởng. Biệt điện có hai tầng. Tầng dưới được cựu hoàng làm nơi hội họp, tiếp khách, yến tiệc… Trên lầu là nơi ngủ nghỉ của cựu hoàng Bảo Đại, của Hoàng hậu Nam Phương và của những người con Bảo Long (thái tử), Phương Mai, Phương Liên (công chúa), Bảo Thăng và Bảo Long (hoàng tử). Riêng Bảo Long là người được chọn kế nghiệp ngai vàng (từ 1939) nên trong phòng ngủ của thái tử được trang trí toàn màu vàng. Dưới một góc nhìn nào đó, biệt điện Bảo Đại còn là nơi gắn liền với tên tuổi của Hoàng hậu Nam Phương, người vợ chính thức của cựu hoàng Bảo Đại.
Từ biệt điện (dinh III), xuôi về hướng trung tâm TP Đà Lạt, trên một ngọn đồi thông xanh ngắt dọc theo trục đường Trần Phú - Trần Hưng Đạo - Hùng Vương là dinh II cũng khá nổi tiếng. Dinh II nằm trên một đồi thông cao 1.533m so với mực nước biển. Mặt chính của dinh nhìn ra đồi thông, mặt sau dinh nhìn xuống hồ Xuân Hương rất đẹp. Trong dinh II hiện vẫn còn một bức liễn khảm xà cừ khắc những bài thơ của các vua chúa, quần thần nổi tiếng thời Nguyễn, trong đó đặc biệt là những bài thơ của Vua Tự Đức.
Từ dinh II, dọc theo trục đường Trần Hưng Đạo - Hùng Vương, rẽ trái sang đường Trần Quang Diệu, đến một ngọn đồi cao, giữa bạt ngàn thông là dinh I, vốn là ngôi biệt thự sang trọng của một viên chức giàu có người Pháp tên là Robert Clément Bourgery. Nhà triệu phú người Pháp này cho xây dinh thự nói trên từ trước những năm 40 của thế kỷ trước. Nhận thấy dinh thự trên nằm ở một vị trí khá đắc địa nên chính phủ do Bảo Đại làm quốc trưởng đã mua lại dinh thự này và cho sửa sang lại toàn bộ.
Cùng với "thứ phi" Mộng Điệp, khi nói về những chuyện tình của Vua Bảo Đại liên quan đến quãng thời gian sống ở Đà Lạt, một trong những người được nhắc đến nhiều là bà Phi Ánh. Bà này cũng được vua mua tặng cho một ngôi biệt thự sang trọng nằm trên đường Quang Trung ngày nay. Biệt thự Phi Ánh là ngôi biệt thự đá có kiến trúc kiểu Tây Ban Nha duy nhất ở Đà Lạt từ trước đến nay; được xây dựng trong những năm 30 của thế kỷ XX.
Cuối những năm 40, cựu hoàng Bảo Đại mua lại để tặng cho "thứ phi" Phi Ánh. Biệt thự Phi Ánh gồm hai khối nhà nối liền nhau bằng một hành lang hình bán nguyệt với phần tường bên ngoài được xây dựng hoàn toàn bằng đá tự nhiên. Công trình này có điều "lạ" là tuy không to lớn nhưng nó có đến hàng trăm cửa sổ và cửa ra vào với rất nhiều kích cỡ và không cái nào trùng khớp cái nào. Trong quá trình sửa chữa biệt thự (năm 2007), trong lúc cọ rửa tường vách bằng nước có axit pha loãng, những người thợ đã phát hiện trên phần tường bên trong có đến 12 bức phù điêu hai mặt, kích thước các bức phù điêu này từ 40x40cm - 40x80cm đắp hình hoa sen cách điệu và hình chim thú lạ.
Bên trên tường phía trong nhà còn có 8 bức phù điêu khác được đặt liền nhau trông giống như những chiếc đồng hồ treo tường khi được cọ rửa thì hiện lên những hoa văn rất kỳ lạ. Nhiều kiến trúc sư, họa sĩ cho rằng nhìn tổng thể, phong cách nghệ thuật trên những bức phù điêu này lại mang dáng dấp hội họa Ấn Độ.
Bà Nguyễn Thị Phú là một trong số ít người đã sống tại biệt thự này sau năm 1975. Theo lời bà Phú kể thì vào năm 1982, chồng bà là ông Bùi Như Gôm bị điên, vào một đêm đang nằm ngủ (trong ngôi biệt thự Phi Ánh) thì bỗng mơ thấy một giấc mơ rất lạ. Dứt giấc mơ, ông vùng dậy vác cuốc chạy ra sau góc vườn trong khuôn viên biệt thự đào đào cuốc cuốc.
Tại vị trí có khe nước bẩn từ trong biệt thự chảy ra ấy, ông Gôm đã đào thấy hai bức tượng lạ. Sau khi chùi rửa sạch sẽ, ông Gôm đã bê hai bức tượng vào đặt bên trong nhà và châm nhang đèn. Một trong hai bức tượng đó là hình ảnh một người phụ nữ Chăm cao khoảng 1,2 m, đầu đội mũ hình 3 ngọn tháp, chân đeo 3 chiếc vòng có họa tiết đẹp…
Biệt thự mà Bảo Đại tặng riêng cho "thứ phi" Mộng Điệp tuy không nổi tiếng hay kỳ bí bằng những biệt điện, biệt thự khác từng gắn với tên tuổi cựu hoàng, nhưng đó cũng là một tòa kiến trúc đẹp nằm trong một khuôn viên đẹp.
Bà Mộng Điệp có tên đầy đủ là Bùi Mộng Điệp, sinh năm 1924, quê ở Bắc Ninh. Mặc dầu đã từng có chồng là bác sĩ Nguyễn Văn Phán, một người khá nổi tiếng ở Hà Nội lúc bấy giờ, có chung với vị bác sĩ này một con trai nhưng với sắc đẹp trời phú và khả năng giao tiếp khéo léo, bà Mộng Điệp đã làm nên "tiếng sét ái tình" ngay lần gặp gỡ đầu tiên với cựu hoàng Bảo Đại. Họ gặp nhau khi "công dân Vĩnh Thụy" ra Hà Nội nhận chức Cố vấn tối cao của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trước khi đào tẩu sang Trung Quốc rồi sang Hồng Kông, cựu hoàng chung sống với bà Mộng Điệp tại căn hộ số 51 đường Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Tuy không xuất thân từ giới hoàng tộc và lại làm "dâu" nhà Nguyễn vào thời kỳ suy tàn nhưng "thứ phi" Mộng Điệp trước sau vẫn giữ cung cách của một "bà phi".
Biệt thự đá kiểu Tây Ban Nha do Bảo Đại mua tặng bà Phi Ánh.
Năm 1948, Bảo Đại được người Pháp đưa về nước làm Quốc trưởng Chính phủ Quốc gia. Năm 1949, ông đã cho đón bà Mộng Điệp lên Đà Lạt, sau đó lên Buôn Ma Thuột. Hai người sống chung với nhau tại Buôn Ma Thuột suốt 4 năm (1949-1953). Thời gian này họ sống khá hạnh phúc. "Thứ phi" tỏ ra khá tháo vát trong việc tổ chức đời sống gia đình. Bà lại là một phụ nữ khá tân thời, biết lái xe hơi, biết cưỡi voi, đi săn nên rất hợp với cựu hoàng đam mê săn bắn.
Trong quãng thời gian này, không chỉ chăm lo cho cựu hoàng chu tất mà "thứ phi" Mộng Điệp còn dành thời gian để về Huế thăm hỏi bà Từ Cung nên được đức Từ Cung rất yêu quý. Bà Từ Cung đã "ban phát mão áo" và cho phép thắp nhang lạy tổ tiên để bà Mộng Điệp trở thành "thứ phi" duy nhất bên cạnh chính phi Nam Phương hoàng hậu. Tuy nhiên, do lúc này, triều Nguyễn đã bị phế truất nên về mặt xã hội thì danh xưng "thứ phi" không còn tồn tại.
Ở Pháp, tuy sống xa xôi nơi xứ người, lại sống cuộc sống khá cô độc nhưng trong phòng khách của ngôi nhà "thứ phi" Mộng Điệp ở quận 12 (Paris) lúc nào cũng được trang trí bức tranh lớn do một họa sĩ người Pháp vẽ Vua Bảo Đại khi ông mới lên ngôi cùng một số đồ cổ của triều Nguyễn. Đặc biệt, ở vị trí trung tâm của bàn thờ tổ tiên, "thứ phi" Mộng Điệp dành vị trí rất trang trọng để thờ bà Từ Cung - thân mẫu Vua Bảo Đại - và Vua Bảo Đại cùng hai người con trai của mình.
Bà Mộng Điệp là người còn lưu giữ khá nhiều tài liệu quý về cựu hoàng Bảo Đại. Vào những năm tháng cuối đời, "thứ phi" Mộng Điệp có mong ước được trở về sống ở quê hương để khi đi vào cõi vĩnh hằng sẽ được an táng gần lăng mộ đức Từ Cung tại Huế nhưng bởi nhiều lý do, mong ước của bà đã không trở thành hiện thực. Bà Mộng Điệp được mai táng tại nghĩa trang Thiais ở Paris - nơi có mộ phần của hai con trai của bà là Bảo Hoàng (1954 - 1955) và Bảo Sơn (1955 - 1987).
Từ cuối tháng 9/1972, Tiểu đoàn 59 (Trung đoàn 261) được lệnh đón lõng máy bay B-52 tại trận địa Cổ Loa, Đông Anh để bảo vệ Hà Nội. Mãi đến ngày 16/12/1972, đơn vị vẫn nghiêm túc tập luyện đánh B-52 theo hướng dẫn ghi trong “Sách đỏ”. Nếu B-52 xuất hiện, bộ đội hoàn toàn có thể hạ mục tiêu.
Phát biểu trong buổi họp báo sau thất bại của B.Bình Dương trước Hà Nội FC, HLV Nguyễn Công Mạnh đã lên tiếng xác nhận chia tay đội bóng.
MC Bích Hồng bị SCTV dừng tất cả các chương trình sau phát ngôn gây phẫn nộ của MC này về buổi hợp luyện diễu binh diễu hành tối 18/4.
Ngày sinh Âm lịch của một người giống như số trang của một kịch bản cuộc đời, ẩn chứa những điềm báo thú vị.
"Hội Nhà báo Việt Nam và các cấp ủy trung ương sẽ luôn đồng hành, nỗ lực tháo gỡ những khó khăn mà giới báo chí đang đối mặt", Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định.
Làm khách trước Đông Á Thanh Hóa ở vòng 19 V.League 2024/2025, Thể Công Viettel buộc phải thắng để nuôi hy vọng bám đuổi đương kim vô địch Thép xanh Nam Định và Hà Nội FC trong cuộc đua vô địch. Thế nhưng bất ngờ đã xảy ra trên sân Thanh Hóa khi đội khách để thua với tỷ số 1-3.
Tối 19/4, bầu trời TP.HCM bừng sáng trong màn pháo hoa rực rỡ, thu hút đông đảo người dân đổ về các điểm trung tâm chiêm ngưỡng.
Ngày 19/4, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường đã chủ trì Hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Đề án hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái.
Trong Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hiện đang trưng bày bộ bài tú lơ khơ vẽ tay mộc mạc bằng mực xanh đã phai màu. Mặt sau quân át cơ có hàng chữ viết tay: “Kỷ niệm Đội điều trị lán 2”. Đây là sản phẩm tự tạo của các đồng chí thương binh Đội điều trị lán 2, Binh trạm 44, Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 19/4 vừa áp đặt lệnh trừng phạt đối với 3 công ty Trung Quốc với cáo buộc các công ty này giúp Nga sản xuất tên lửa Iskander tiên tiến.
Sáng 19/4, tại Chùa Đậu - TP. Hà Nội đã diễn ra hội thảo góp phần giải mã về hiện tượng “toàn thân xá lợi” của hai vị Thiền sư Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường.
Không có tượng đài nào dựng từ nước mắt. Không có huy chương nào dành cho sự hy sinh lặng thầm. Nhưng chính từ những hy sinh không tên tuổi ấy, hòa bình hôm nay được xây nên - không chỉ bằng máu, mà bằng cả một đời lặng lẽ gánh chịu vết thương.
Tình báo Quốc phòng Ukraine tuyên bố họ đã thực hiện nhiều chiến dịch thành công dẫn đến tổn thất lớn về nhân sự và thiết bị cho quân đội Nga ở tỉnh Zaporizhzhia.
Tuấn Hải tỏa sáng giúp Hà Nội FC đánh bại B.Bình Dương 3-0 ngay trên sân Gò Đậu tối 19/4, đội bóng Thủ đô áp sát ngôi đầu của Thép Xanh Nam Định.
Theo ông Lê Minh Tuấn - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Định, khảo sát bước đầu, tỉnh này có khoảng 900 người có nguyện vọng xin nghỉ, khi sắp xếp đơn vị hành chính.
Tiền vệ Việt kiều cao 1m80 được HLV Kim Sang-sik gọi lên ĐT Việt Nam??; Tuấn Linh quyết giúp CLB Bình Định trụ hạng; M.U muốn đổi Rashford lấy Watkins; cố danh thủ Croatia qua đời ở tuổi 39; cựu sao M.U từng bị phạt vì húc đầu vào nhân viên bảo vệ.
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình khóa XX, kỳ thứ 42 đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
Trong hai tuần qua, không quân Ukraine đã thực hiện chiến dịch không kích quy mô lớn nhằm vào các vị trí chiến lược của Nga, nhiều trong số đó là các trung tâm chỉ huy và nơi đóng quân của các chỉ huy Nga.
Tình huống này cũng giống như rất nhiều tình huống khác trong bóng đá mà mọi công nghệ dù hiện đại đến đâu cũng bất lực, quyết định cuối cùng lại thuộc về nhận định của trọng tài, và trọng tài vẫn là con người.
Về huyện An Minh (tỉnh Kiên Giang), hỏi thăm nhà ông Thùy Văn Ớt, tên thường gọi Ba Ớt ở ấp Ngọc Thuận, xã Ðông Hưng A, huyện An Minh gần như ai cũng biết. Ông Ba Ớt được biết đến là một trong những người tiên phong ở địa phương áp dụng quy trình nuôi tôm công nghệ cao, lợi nhuận thu về mỗi năm hàng tỷ đồng.
Đà Nẵng nổi tiếng không những là nơi diễn ra cuộc “thử lửa” đầu tiên của nước ta với Pháp cách đây 178 năm (tháng 5/1847) mà còn là nơi có bức ảnh chụp đầu tiên của nước ta. Bức ảnh này được một nhà ngoại giao người Pháp chụp vào tháng 6/1845 dưới chân núi Sơn Trà.
Thần Tài sẽ đặc biệt ưu ái 3 con giáp này vào tháng 4 và tháng 5, giúp họ cải thiện vận may tài chính, gia đình thêm thịnh vượng, sung túc.
Sáp nhập 2 tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, vùng đất mới mở rộng là vùng đất cổ xưa với nhiều làng cổ. Hai trong số các làng cổ nổi tiếng nhất của tỉnh mới sau sáp nhập là làng Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) và làng Mẹo hay còn gọi là làng Phương La, (xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).
Hướng tới chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Giải bóng rổ học sinh, sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) mở rộng 2025 được tổ chức với sự tham gia của hàng trăm vận động viên.
Một lần nữa, Viktor Lê là toả sáng để góp công vào chiến thắng của CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh. Chia sẻ liên quan đến cậu học trò Việt kiều Nga, HLV Nguyễn Thành Công đã bật mí những điều khá bất ngờ.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev tuyên bố rằng Liên minh châu Âu (EU) nên noi theo gương Mỹ, ngừng tham gia vào cuộc xung đột tại Ukraine. Theo ông, điều này sẽ cho phép Nga “xử lý tình hình nhanh hơn”.
Tỉnh Sơn La đồng loạt tổ chức lấy ý kiến nhân dân về phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn. Dự kiến, sau sáp nhập, tỉnh Sơn La còn 75 đơn vị hành chính cấp xã.
Nghệ sĩ Nhân dân Trung Đức sẽ tái ngộ Nghệ sĩ Nhân dân Thu Hiền cùng nhiều nghệ sĩ tên tuổi trong chương trình “Ký ức Trường Sơn” kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.
Mảnh đất Hải Phòng, Hải Dương có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, được công chúng mến mộ như NSND Trần Nhượng, NSND Tố Uyên, NSƯT Đăng Dương, NSƯT Phương Anh...
Thông tin khó tin về Nguyễn Xuân Son; Ekitike bị thổi giá 100 triệu euro; Inter Milan mất Marcus Thuram trước 4 trận đấu sống còn; Cristiano Ronaldo tưởng nhớ con trai đã mất; Barcelona muốn La Liga tạo điều kiện trước thềm đại chiến Inter Milan.
Kể từ khi tái xuất V.League từ mùa 2019, ông Vũ Tiến Thành trên những cương vị khác nhau đã ba lần làm xấu hình ảnh giải đấu, và hai trong số này đã bị Ban Kỷ luật VFF đưa ra án phạt.